BACK TO TOP

KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ CẮT KHI TIỆN

Thứ năm - 10/04/2014 10:15 | Đã xem: 2711
Quá trình cắt gọt đặc trưng bởi một chế độ cắt đã xác định. Chế độ cắt bao gồm nhiều yếu tố như : chiều sâu, bước tiến và tốc độ cắt.
Chiều sâu cắt  t ( mm ): là chiều dày lớp kim loại được bóc đi sau một lần chạy dao. Chiều sâu cắt được đo theo phương vuông góc với bề mặt gia công. Khi tiện trụ ngoài chiều sâu cắt bằng ½ hiệu giữa đường kính vủa bề mặt chưa gia công và đường kính của bề mặt đã gia công, nghĩa là:
                        t  = ( D – d ) / 2  
Khi tiện lỗ chiều sâu cắt bằng ½ hiệu giữa đường kính lỗ sau khi gia công và đường kính lỗ trước khi gia công.


 
Khi xén mặt đầu, chiều sâu cắt là chiều dày lớp kim loại bị bóc đi sau một lần chạy dao, trong trường hợp này chiều sâu cắt được đo theo phương vuông góc với mặt đầu đã gia công.
Khi cắt đứt hoặc cắt rãnh chiều sâu cắt bằng chiều rông của rãnh do lưỡi cắt tạo nên.
Bước tiến s ( mm/ vòng ): là khoảng dịch chuyển của lưỡi cắt theo phương chuyển động tiến sau mộ vòng quay của chi tiết gia công.
Tích của chiều sâu cắt với trị số bước tiến chính là diện tích lớp cắt :
                              F  =  t . s   ( mm2 )
Tốc độ cắt  v  ( m / phút ): là quãng đường đi được của điểm thuộc mặt cắt và nằm cách xa trục quay nhất so với lưỡi cắt của dao trong một đơn vị thời gian.
Nếu lấy quảng đường đi được của một điểm trên mặt cắt là πD nhân với số vòng quay của trục chính ( số vòng quay trong một phút  n vòng/phút) thì sẽ được chiều dài quãng đường đi được của điểm đó trong một phút:
 
                             L   = πDn  mm/phút
 
Còn quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian chính là tốc độ. Trong cắt gọt kim loại,tốc độ cắt được tính bằng đơn vi mét/phút(m/phút)
 
Vì           1mm  =  0,001m  nên có công thức sau:
 
                     v   =  πDn / 1000, m/phút.
 
Từ công thức trên ta thấy đường kính D của phôi càng lớn thì tốc độ cắt v càng tăng nếu số vòng quay  n  không đổi vì sau 1 vòng quay của vật gia công thì quãng đường đi của một điểm A nào đó trên mặt có đường kính D sẽ lớn hơn quãng đường đi được cảu điểm B trên mặt có đường kính d (πD> πd). Nếu đã biết tốc độ cắt  v  mà các tính chất cắt gọt của dụng cụ cho phép phụ thuộc vào đường kính D của phôi thì sẽ xác định được số vòng quay phù hợp của chi tiết. Số vòng quay được tính theo công thức :
 
                       n  =   1000v/ πD   , vòng / phút.
 
Thể tích phoi mà dao cắt được trong một đơn vị thời gian gọi là năng suất của dao. Với số vòng quay n ( vòng / phút ) thì thể tích lớp cắt trong 1 phút sẽ là:
 
                     Q   =  πDtsn,   mm3/ phút
 
Nhưng   πDn=  1000v,        nên    Q=  1000tsv,    mm3/ phút.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Chuyên mục Video

Video xem nhiều nhất

KIẾN THỨC CƠ KHÍ CƠ BẢN

TIÊU CHUẨN CƠ KHÍ

KINH NGHIỆM CƠ KHÍ

PHẦN MỀM CƠ KHÍ


Nội dung được sưu tầm và tổng hợp từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung !!
 

HƯỚNG DẪN TẢI TÀI LIỆU LINK BÁO HỎNG

Có một số tài liệu khi các bạn bấm vào link tải sẽ hiện thông báo lỗi, nhưng thực ra link tải tài liệu vẫn hoạt động tốt. Các bạn tải link này bằng cách copy link và mở bằng new tab (hoặc bấm chuột phải và chọn "Mở liên kết ở cửa sổ mới") là có thể tải được tài liệu. Chúc các bạn thực hiện thành công. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website.

Mọi thắc mắc hay ý kiến xin gửi vào mục Liên hệ hoặc gửi qua Email: thuvientlck@gmail.com
Hoặc: Fanpage FaceBook