BACK TO TOP

Tổng Quan Về Vật Liệu Kim Loại

Thứ sáu - 14/03/2014 19:01 | Đã xem: 3449
1/ Giới thiệu: Kim loại là loại vật liệu rất phổ biến và đa dạng về chức năng. Với các tính chất và ưu điểm được ứng dụng trong công nghiệp như: cường độ lớn, độ dẻo và độ chống mỏi cao. Nhờ đó mà kim loại được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và các ngành kỹ thuật khác.

Ở dạng nguyên chất, do cường độ và độ cứng thấp, độ dẻo cao, kim loại có phạm vi sử dụng rất hạn chế. Chúng được sử dụng chủ yếu ở dạng hợp kim với kim loại và á kim khác.
 
2/ Phân loại: 
Có 2 loại: kim loại đen và kim loại màu.
 
a/ Kim loại đenNhư Sắt, Thép, Gang là hỗn hợp Sắt – Cacbon với một số nguyên tố khác như Silic, Mangan, Photpho, Lưu huỳnh
Nguyên liệu để chế tạo kim loại đen là quặng sắt, mangan, crôm, mà các khoáng đại diện cho chúng là nhóm các oxit: macnetit (Fe3O4), quặng sắt đỏ (Fe2O3), piroluzit (MnO2), crômit (FeCr2O4).
Riêng về Thép, 
Khi tăng luợng Cacbon, tính chất của sắt thép cũng thay đổi, độ dẻo giảm, cường độ và độ dòn tăng.

b/ Kim loại màulà những kim loại còn lại (Be, Mg, Al, Ti, Cr, Mn, Ni, Cu, Zn, v.v...). Được chia làm 2 loại nhẹ và nặng. Nhôm và Magiê thuộc loại nhẹ. Loại nặng bao gồm: Đồng, Thiếc và hợp kim như Inox.
Để sản xuất kim loại màu người ta sử dụng boxit chứa các hidroxit: hidracgilit (Al(OH)3, diasno (HAlO2); các loại quặng sunfua và cacbonat đồng, niken, chì v.v... với các khoáng đại diện là chancopirit (CuFeS2), sfalêit (ZnS), xeruxit (PbCO3), magiezit ( MgCO3) v.v...
Kim loại đen được sử dụng trong xây dựng nhiều hơn cả, giá kim loại đen thấp hơn kim loại màu. Tuy nhiên kim loại màu lại có nhiều tính chất có giá trị: cường độ, độ dẻo, khả năng chống ăn mòn, tính trang trí cao. Những điều đó đã mở rộng phạm vi sử dụng kim loại màu trong xây dựng, phổ biến là các chi tiết kiến trúc và các kết cấu nhôm.
Kim loại quý
Kim loại quý: Vàng, bạc, bạch kim, Rodi, Indi
3/ Tính chất cơ học chủ yếu của kim loại:
Tính chất cơ học của kim loại
a/ Tính biến dạng:
-    Biến dạng đàn hồi có quan hệ giữa biến dạng (Δl) và tải trọng (P) nằm trong giai đoạn bậc nhất (hình - vùng I).
-    Biến dạng dẻo là biến dạng xảy ra khi tải trọng vượt quá tải trọng đàn hồi, khi quan hệ Δl - P không còn là bậc nhất (hình - vùng II). Nguyên nhân gây ra biến dạng dẻo là sự trượt mạng tinh thể. 
-    Giai đoạn phá hủy là  khi tải trọng đã đạt tới giá trị cực đại (Pmax), vết nứt xuất hiện và mẫu bị phá hoại (hình - vùng III).
Tính biến dạng của kim loại

b/ Cường độ:
Khi thí nghiệm kéo mẫu, cường độ của kim loại được đặc trưng bằng 3 chỉ tiêu sau: 
-    Giới hạn đàn hồi σp là ứng suất lớn nhất ứng với tải trọng Pp mà biến dạng dư không vượt quá 0,05% : 
-    Giới hạn chảy σc là ứng suất khi kim loại chảy (tải trọng không đổi nhưng chiều dài tiếp tục tăng) ứng với biến dạng dư không vượt quá 0,2%:
 
Cường độ của kim loại

   Giới hạn bền σb:  là ứng suất lớn nhất ngay khi mẫu bị phá hoại, được xác định theo công thức sau:
 Giới hạn bền của kim loại

c/ Độ cứng:
Độ cứng là một thuộc tính cơ bản của vật liệu, thuật ngữ độ cứng phản ánh tính chịu uốn, mài mòn, trầy xước của vật. Xác định được độ cứng ta có thể sơ bộ đánh giá được độ bền và độ dẻo của vật liệu. Chúng tôi sẽ giới thiệu sâu hơn về độ cứng và các phương pháp đo độ cứng trong loại bài sau.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Chuyên mục Video

Video xem nhiều nhất

KIẾN THỨC CƠ KHÍ CƠ BẢN

TIÊU CHUẨN CƠ KHÍ

KINH NGHIỆM CƠ KHÍ

PHẦN MỀM CƠ KHÍ


Nội dung được sưu tầm và tổng hợp từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung !!
 

HƯỚNG DẪN TẢI TÀI LIỆU LINK BÁO HỎNG

Có một số tài liệu khi các bạn bấm vào link tải sẽ hiện thông báo lỗi, nhưng thực ra link tải tài liệu vẫn hoạt động tốt. Các bạn tải link này bằng cách copy link và mở bằng new tab (hoặc bấm chuột phải và chọn "Mở liên kết ở cửa sổ mới") là có thể tải được tài liệu. Chúc các bạn thực hiện thành công. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website.

Mọi thắc mắc hay ý kiến xin gửi vào mục Liên hệ hoặc gửi qua Email: thuvientlck@gmail.com
Hoặc: Fanpage FaceBook