BACK TO TOP

Dung sai điển hình: Dung sai lắp ghép ổ lăn

Thứ hai - 18/11/2013 06:55 | Đã xem: 16090

Ổ lăn là chi tiết máy được tiêu chuẩn hóa cao, được chế tạo trong nhà máy chuyên môn hóa. Dung sai của ổ lăn được quy định trong tiêu chuẩn về ổ lăn, nhà máy chế tạo ổ lăn đã gia công ổ đúng theo tiêu chuẩn.

Mối ghép ổ lăn được biểu diễn trên hình sau
 

lap ghep o lan 01 Dung sai điển hình: Dung sai lắp ghép ổ lăn


Hình 1: Ghi kiểu lắp cho ổ lăn


Khi thiết kế chúng ta chỉ tính chọn kiểu ổ, cỡ ổ lăn và cấp chính xác của ổ, không cần quy định dung sai cho ổ.

Tiêu chuẩn quy định 5 cấp chính xác của ổ lăn: cấp 0, cấp 6, cấp 5, cấp 4 và cấp 2. Trong đó cấp 0 là cấp chính xác bình thường, cấp 2 là chính xác cao nhất.

Các ổ lăn thường dùng trong hộp giảm tốc có cấp chính xác 0, trường hợp số vòng quay của trục quá lớn hoặc yêu cầu độ chính xác đồng tâm của trục cao, có thể dùng ổ lăn cấp chính xác 6.

Biết ký hiệu của ổ lăn chúng ta sẽ biết dung sai của ổ, do đó không cần ghi ký hiệu dung sai của ổ lăn trên bản vẽ lắp.

Ví dụ: ghi kiểu lắp giữa ổ bi với trục và gối đỡ (Hình 1):

Ký hiệu Φ40k6 biểu thị:

Đường kính trục là 40mm

Miền dung sai của trục là k6,

Đường kính lỗ vòng trong của ổ d=40mm, miền dung sai của kích thước d do nhà máy chế tạo ổ quy định.

Ký hiệu Φ68G7 biểu thị:

Đường kính lỗ của gối đỡ là 68mm,

Miền dung sai của lỗ là G

Đường kính vòng ngoài của ổ D=68mm, miền dung sai của kích thước

D do nhà máy chế tạo ổ quy định

Tuy nhiên, khi lắp ghép ổ lăn với trục và gối đỡ, thường một trong hai vòng ổ lắp có độ dôi. Độ dôi sẽ làm cho vòng ổ biến dạng có thể dẫn đến kẹt ổ. Để tính toán độ dãn nở của các vòng ổ, kiểm tra độ hở hướng tâm sau khi lắp ghép  ổ lăn, chúng ta cần biết dung sai kích thước  đường kính ngoài D, đường kính trong d của ổ. Giá trị dung sai kích thước D, và d được ghi trên Bảng 1.1 sau đây.
 

lap ghep o lan 02 Dung sai điển hình: Dung sai lắp ghép ổ lăn


Bảng 1: Sai lệch giới hạn của kích thước ổ lăn


Kiểu lắp ghép ổ lăn với trục và vỏ hộp được chọn tuỳ thuộc vào kết cấu của ổ, điều kiện sử dụng ổ, đặc tính tác dụng của tải trọng và dạng tải trọng của các vòng ổ lăn.

Có ba dạng tải trọng tác dụng lên ổ lăn: Tải trọng cục bộ, tải trọng chu kỳ và tải trọng dao động.

Đối với vòng ổ chịu tải trọng cục bộ và dao động, thường chọn kiểu lắp có  độ hở  để dưới tác dụng của va  đập và chấn động, vòng ổ bị xê dịch, thay đổi điểm chịu lực, lúc đó ổ lăn tăng được tuổi bền. Đối với vòng  ổ chịu tải chu kỳ, thường chọn kiểu lắp có  độ dôi  để duy trì tình trạng chịu lực đồng đều cảu ổ.

Tham khảo bảng để chọn kiểu lắp hợp lý cho vòng trong và vòng ngoài của ổ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hiếu - 12/04/2018 16:23
share cho mình tài liệu của bài viết này với, thanks ad nhìu
trang - 11/02/2017 15:18
Cho em xin tài liệu bài viết này với! Cám ơn nhiều!
Hưng - 17/01/2017 23:22
share cho mình tài liệu này dc ko? thanks!
Cao Tri Nguyen - 06/01/2017 21:05
Bài viết hay, cho mình xin nội dung bài này nhé. Cảm ơn nhiều!28917
ducgiangho - 31/10/2015 10:14
gửi cho e tài liệu này với e đang cần
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Chuyên mục Video

Video xem nhiều nhất

KIẾN THỨC CƠ KHÍ CƠ BẢN

TIÊU CHUẨN CƠ KHÍ

KINH NGHIỆM CƠ KHÍ

PHẦN MỀM CƠ KHÍ


Nội dung được sưu tầm và tổng hợp từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung !!
 

HƯỚNG DẪN TẢI TÀI LIỆU LINK BÁO HỎNG

Có một số tài liệu khi các bạn bấm vào link tải sẽ hiện thông báo lỗi, nhưng thực ra link tải tài liệu vẫn hoạt động tốt. Các bạn tải link này bằng cách copy link và mở bằng new tab (hoặc bấm chuột phải và chọn "Mở liên kết ở cửa sổ mới") là có thể tải được tài liệu. Chúc các bạn thực hiện thành công. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website.

Mọi thắc mắc hay ý kiến xin gửi vào mục Liên hệ hoặc gửi qua Email: thuvientlck@gmail.com
Hoặc: Fanpage FaceBook