BACK TO TOP

Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí

Thứ hai - 18/11/2013 12:35 | Đã xem: 4475

Trong cuộc sống đôi khi ta gặp phải vấn đề nan giải, cứ tưởng là phải cần những cách giải quyết rắc rối hay đầy nét khoa học, rồi thì vì vô tình hay do suy luận đơn giản ta lại tìm ra những phương pháp rất giản đơn mà lại giải quyết được nan đề. Dân gian gọi là “Mẹo vặt”. Trong lĩnh vực Cơ khí cũng vậy, nhất là trong các xưởng sản xuất, rất nhiều kinh nghiệm hay được đúc rút từ quá trình sản xuất thực tế sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, bài này tổng hợp và chia sẻ lại một số “mẹo vặt” đó nhé.

Cũng mong rằng các bạn nếu biết hay vô tình khám phá được mẹo vặt gì vui vui thì đóng góp cho phong phú nhé

Hôm nay tôi làm một chi tiết bằng nhựa Delrin, cái này cao 6 mm, mặt đáy dầy 1 mm
 

meo vat co khi Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1


Do bởi hình dáng không đều, biên thì chổ cao chổ thấp,có chổ lại bị cắt đứt ngang cho nên sau khi tháo ra thì nó cong lên,kẹp hai chi tiết lại thì thấy độ hở như thế này:
 

IMG 0641 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1


Mặc dầu chí tiết không cần độ phẳng nhưng nhìn thấy khó chịu quá nên tôi bèn uốn lại cho thẳng, Để phá ứng lực thì phải bẻ nhún,vừa nhún vừa kiềm nên cũng tốn nhiều nội lực 4 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1

Được vài cái thì mất cảnh giác, bẻ mạnh tay tí nên…rắc! tiêu mất cái part20 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1 Trái tim muốn rắc theo!

Tôi hơ lửa cho mềm thì bề thành chổ 2 cái windows chỉ mỏng .5 mm nên chảy mất tiêu!

Phải tìm cách khác thôi! Biết rằng Delrin nóng chảy ở trên 160 độ C, ha ha, sao lại không luộc nó! nước sôi chỉ 100 độ thôi mà!

Vậy là hầm súp:
 

IMG 0645 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1


Lót miếng giấy dưới đáy nồi kiểu lót lá nấu bánh tét để tránh tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi. Lửa riu riu hầm chúng nó một thời gian.

Đem ra bẻ lố một tí, để nguội thì nhìn cũng tạm đạt yêu cầu.
 

IMG 0642 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1


Vậy là yên tâm giao hàng 4 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1

Lưu ý: Bạn nào thấy hay muốn ứng dụng thì nhớ thử nghiệm trước nhé. Tôi cũng đã thử một chi tiết, thấy được nên mới hầm luôn cả nồi.

Về vấn đề gẫy mũi taro
 

Các bạn nào đã từng đứng máy chắc có kinh nghiệm bị gẫy mũi taro, tiếng rắc khi mũi taro gẫy nghe như tiếng sét ngang tai vì nó sẽ dẫn đến biết bao phiền hà,nhất là khi sản phẩm đã gần hoàn tất.

Có nhiều cách để lấy mũi taro gẫy ra mà diễn đàn này cũng đã bàn.

Đối với những sản phẩm nhôm và thép chống rỉ thì dùng acid Nitric cũng là cách hay vì acid Nitric với nồng độ vừa phải sẽ chỉ ăn mòn nguyên tố sắt trong thép gió và làm tách rời từng phần mũi taro gẫy, ta chỉ việc thổi hay khưi từng miếng vụn ra là xong.

Vấn đề là cần phải ngâm toàn bộ mũi taro trong acid.Tuy nói là không ăn mòn nhôm và thép không rỉ,tuy nhiên bề mặt tiếp xúc với acid cũng sẽ bị phá hủy đôi chút.

Bạn có một sản phẩm nhôm kích thước lớn đang gia công thì bị gẫy mũi taro,bạn không thể tháo ra ngoài để EDM vì rất khó để gá đặt lại, bạn cũng không có mũi khoan đặc biệt để khoan phá hay bạn ngại mũi dao phay carbide sẽ phá hỏng ren nguyên thủy .Bạn quyết định dùng acid .

Vậy làm cách nào để bạn có thể ngâm toàn bộ mũi taro gẫy đang còn mắc kẹt trong sản phẩm vào acid mà không vương vãi một giọt nào ngoài lỗ đang taro ,đồng thời mũi taro lại ngập sâu trong acid hình thức giống như bạn đang thả mũi taro vào một bình acid.

Ngày xưa lúc còn đi học thầy có cho làm thí nghiệm khắc chữ, hình…trên kính bằng axit flo (HF) có dùng Parafin đắp 1 lớp lên mặt kính sau đó dùng dao cạo Parafin theo chữ, hình rồi nhỏ axit vào phần lõm, có thể áp dụng được cho “mẹo nhỏ” của A SV được không? Chưa thử nên không rõ Parafin có chứa được axit nitric được không, nếu không được có thể thay bằng loại khác để đắp bờ chứa.

Tôi không có Parafin để thử nên chắc sẽ dùng đèn sáp làm thí nghiệm xem. Mấy nhà máy luyện cao su thường hay dùng Parafin, nếu quen ai làm nhà máy cao su chắc là xin được một mẫu.

Sau đây là cách đắp bờ nhưng vật liệu là …

Tôi có một cây ta rô bị gẫy như sau :
 

P1070421 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1


Tôi dùng …đất sét để đắp bờ, (đất sét này mua ở tiệm bán đồ làm mỹ thuật nên được nhuộm màu). Dùng đầu côn của cây bút chì để ngoáy lổ như miệng núi lửa trên miếng đất sét gắn kín trên lổ ta rô gẫy.
 

P1070429 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1


Sau đó nhỏ acid vào, đây là loại chuyên dụng cho ta rô gẫy. Có 2 bình, 1 acid (tap out)và 1 bình để trung hòa acid sau khi xong việc.
 

P1070442 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1


Acid Nitric sẽ ăn mòn nguyên tố sắt và sũi lên bọt đen, khi ngừng sũi bọt ta có thể dùng sợi dây đồng làm chất xúc tác để tiếp tục kích thích phàn ứng. Nếu bọt lại ngừng thì dùng giấy thấm để hút hết acid cũ ra rồi nhỏ acid mới vào.Làm như vậy vài lần sau đó trung hòa acid bằng Neutralizer for tap out.
 

P1070436 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1


Dùng nước rửa sạch rồi thổi mạnh bằng khí nén thì các mảnh ta rô bị tách rời sẽ bay ra.

Vì acid là chất hóa học nguy hiểm nên tôi không tiện nói rõ. Bạn nào muốn biết công thức pha chế có thể tự Google bằng từ khóa ” broken tap removal nitric acid “

Câu chuyện tiếp theo 

Chắc có lẽ nhiều bạn đã từng cắt gọt đồng, lúc vừa cắt xong thì sản phẩm sáng bóng như …vàng thật! Vậy mà để một lát thì nó trở màu, khổ nổi khách hàng lại không muốn phủ bất kỳ loại hóa chất bảo quản lên sản phẩm. Dĩ nhiên họ sẽ phải chấp nhận một sản phẩm xanh dờn nếu thời gian vận chuyển càng lâu, tuy nhiên bạn muốn khách hàng có thiện cảm với sản phẩm của mình nên muốn sản phẩm đến tay khách hàng với màu đồng óng ánh.

Khoảng 8 năm trước tôi có làm 1 heatsink cho hãng làm memory card. Để qua thời gian thì từ màu đồng óng ả nó biến thành thế này đây:
 

P1070449 Mẹo vặt trong xưởng Cơ khí Phần 1


Sau đó thì vì làm số nhiều nên họ gởi sang Nam Hàn làm. Gởi qua Mỹ thì bị phát hiện bị sai hết cả loạt. Người ta yêu cầu tôi sửa lại vì đã trể nên không thể gởi lui lại cho nhà sản xuất để họ tự sửa.

Lúc mở các thùng hàng ra tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả đều sáng bóng. Nhờ vậy mà tôi học được cách họ bảo quản, rất là đơn giản.

Nhờ các bạn đoán xem họ đã làm cách nào?

Nguồn tin: Meshlab

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
tung - 24/04/2014 20:37
Để bảo vệ hợp kim của đồng người ta thường phủ lacquer trong suốt không mầu, ví dụ vecny PU
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

 

Chuyên mục Video

Video xem nhiều nhất

KIẾN THỨC CƠ KHÍ CƠ BẢN

TIÊU CHUẨN CƠ KHÍ

KINH NGHIỆM CƠ KHÍ

PHẦN MỀM CƠ KHÍ


Nội dung được sưu tầm và tổng hợp từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung !!
 

HƯỚNG DẪN TẢI TÀI LIỆU LINK BÁO HỎNG

Có một số tài liệu khi các bạn bấm vào link tải sẽ hiện thông báo lỗi, nhưng thực ra link tải tài liệu vẫn hoạt động tốt. Các bạn tải link này bằng cách copy link và mở bằng new tab (hoặc bấm chuột phải và chọn "Mở liên kết ở cửa sổ mới") là có thể tải được tài liệu. Chúc các bạn thực hiện thành công. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website.

Mọi thắc mắc hay ý kiến xin gửi vào mục Liên hệ hoặc gửi qua Email: thuvientlck@gmail.com
Hoặc: Fanpage FaceBook