Tìm kiếm chi tiết |
#1
|
||||
|
||||
Bảo vệ chống ăn mòn những bộ phận thép láng
Bề mặt nhiều cấu kiện của thiết bị buộc phải giữ láng để hoàn thành mục đích của chúng, thí dụ như là đường trượt, thanh dẫn hướng, trục, bánh xe răng, vòng ổ bi, các dụng cụ đo kiểm, pittông thủy lực (Hình 2).
[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...] Điều kiện để có khả năng chịu đựng ăn mòn của những bể mặt này là có một mặt mài hay đánh bóng và được thoa loại dầu hay mỡ bảo vệ chống ăn mòn. Bảo vệ chống ăn mòn qua hóa luyện bề mặt (xử lý bề mặt với phương pháp hóa học) Với phương pháp này, chi tiết gia công được ngâm vào bổn xử lý (bổn hóa luyện). Qua phản ứng hóa học, trên mặt chi tiết hình thành một lớp rắn chắc gắn bó vào vật liệu có lỗ rỗng thật nhỏ với bề dày vài (im. Qua việc thoa dầu bảo vệ chống ăn mòn tiếp theo đó, những lỗ rỗng được bịt kín lại và cấu kiện này được trang bị một lớp phim bảo vệ ngăn chặn nước thấm vào. Những phương pháp hóa luyện bể mặt vật liệu thông thường là phủ photphat (photphat hóa), phủ oxit nâu (tráng một lớp ôxit bảo vệ màu nâu đậm lên cơ phận), phủ cromat (crôm hóa với muối ôxit crom). Chúng cung cấp cho những cấu kiện sử dụng trong xưởng hay trong cơ sở sản xuất một cách bảo vệ chống ăn mòn đạt yêu cầu (Hình 3). [Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...] Tuy vậy các phương pháp này không phù hợp để bảo vệ chống ăn mòn lâu dài ở ngoài trời. Ngoài ra lớp phủ photphat cũng phù hợp để làm lớp nền bám và lớp bảo vệ chống gỉ cho việc phủ sơn (trang 230).
__________________
"Nợ cha một sự nghiệp - Nợ mẹ một nàng dâu"
|