Tìm kiếm chi tiết |
#1
|
||||
|
||||
Tối ưu hóa hoạch định trong iso 9001
Hoạch định trong ISO 9001:2015 bản chất là bước đầu tiên của chu trình PDCA, nói về việc lên kế hoạch thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng.
[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...] Hoạch định Hệ thống quản lý chất lượng chia làm 3 phần: Hoạch định các hành động để xử lý rủi ro và cơ hội, Hoạch định mục tiêu chất lượng và Hoạch định các thay đổi. Hoạch định xử lý rủi ro và cơ hội cho Hệ Thống quản lý chất lượng là việc tổ chức phải xem xét các vấn đề về Bối cảnh của tổ chức (4.1), Các yêu cầu của các bên liên quan (4.2) để xác định được các rủi ro và cơ hội (Rủi ro và cơ hội ở đây là các tác động làm sai lệch so với dự kiến ảnh hưởng tới việc đáp ứng chất lượng sản phẩm và yêu cầu của khách hàng). Sau khi đã xác định phải lên kế hoạch xử lý sao cho: Đảm bảo HTQLCL có thể đạt được kết quả dự kiến, nâng cao các hiệu quả mong muốn, ngăn ngừa và giảm thiểu các ảnh hưởng không mong muốn và đạt được mục tiêu cải tiến liên tục. Hoạch định mục tiêu chất lượng là việc đặt ra mục tiêu đối với HTQLCL dựa trên phạm vi, hệ thống quy trình và chính sách chất lượng mà công ty hướng tới. Để chính sách chất lượng mà công ty hướng tới có thể đạt được thì lãnh đạo phải thiết lập rõ ràng mục tiêu mà công ty có thể đạt được. Mục tiêu đặt ra sẽ được thực hiện bởi toàn bộ CBNV và lãnh đạo cũng phải chịu trách nhiệm cho hiệu quả mục tiêu này. Các tiêu chí để xây dựng mục tiêu chuất lượng: Nhất quán với chính sách chất lượng, có thể đo lường được, có tính đến các yêu cầu có thể áp dụng, phải liên quan đến sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng (Chất lượng), được giám sát thực hiện, được truyền đạt trong toàn công ty và được cập nhật khi thích hợp. Hoạch định sự thay đổi là việc lên kế hoạch cho những thay đổi sẽ xảy ra trong quá trình vận hành HTQLCL (Nhân tố tạo nên sự thay đổi là các cải tiến, thay đổi hệ thống phần mềm quản lý, yêu cầu và phàn nàn từ khách hàng, xu hướng thị trường…) để giảm thiểu các ảnh hưởng tới sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ. Tổ chức phải xem xét và xác định cụ thể: Mục đích của sự thay đổi và các hậu quả tiềm ẩn của sự thay đổi; Tính toàn vẹn của hệ thống quản lý chất lượng; Sự sẵn có các nguồn lực cho việc thực hiện thay đổi; Việc phân bổ hoặc tái phân bổ trách nhiệm và quyền hạn.
__________________
"Nợ cha một sự nghiệp - Nợ mẹ một nàng dâu"
|