ĐỒ THỨC CỦA 1 ĐIỂM

ĐỒ THỨC CỦA 1 ĐIỂM

ĐỒ THỨC CỦA 1 ĐIỂM

Trong không gian,chọn hai mặt phẳng vuông góc với nhau. P1 nằm ngang và P2 thẳng đứng như (hình a). P1 gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng. P2 gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng. Hai mặt phẳng P1 , P2 chia không gian ra làm bốn phần tư theo thứ tự 1,2,3,4 như (hình a).
Trong không gian,chọn hai mặt phẳng vuông góc với nhau. P1 nằm ngang và P2 thẳng đứng như (hình a).

 
           Hình a
 
P1 gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng.
P2 gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng.
Hai mặt phẳng P1 , P2 chia không gian ra làm bốn phần tư theo thứ tự 1,2,3,4 như (hình a).
 
Biểu diễn điểm - độ cao - độ xa:
 
Chiếu vuông góc điểm A lần lượt lên P1 và P2 rồi gập P1 đến trùng với P2 theo chiều như hình vẽ . Sau đó đặt P2 trùng với mặt phẳng bản vẽ ta sẽ có một hệ các hình chiếu của điểm A,mà thường được gọi là đồ thức của A.

 
Ta có 1 số định nghĩa như sau:
A1: là hình chiếu bằng của điểm A.
A2: là hình chiếu đứng của điểm A.
X = P1 x P2 : trục chiếu.
Đường nối 2 điểm A1 , A2 :đường dóng
A1Ax : Độ xa (éloignement), được qui ước là dương khi A1 nằm phía dưới trục x.
A2Ax : Độ cao (cote) , được qui ước là dương khi A2 nằm phía trên trục x.