BACK TO TOP

Một cái nhìn tổng quát về Kỹ sư Cơ khí – P1

Thứ hai - 18/11/2013 12:55 | Đã xem: 3248

Lang thang trên mạng đọc được bài này, một cái nhìn khá chi tiết và toàn diện về ngành và nghề Kĩ sư Cơ khí, anh em Cơ khí tham khảo thử nhé.

Kỹ sư Cơ Khí, anh là ai?

Là Anh Ba Hưng chứ ai!

Đó là câu nói vui của tôi khi bàn về người Kỹ Sư Cơ Khí trong lúc học môn “Nhập môn công tác Kỹ sư” hồi năm 3 …
 

kysucokhi Một cái nhìn tổng quát về Kỹ sư Cơ khí P1
Những ngày tháng bước chân ngỡ ngàng đầu tiên vào Bách Khoa  … và cho đến lúc này bọn tôi những đệ tử của Cơ Khí phái vẫn chưa hề một lần được hướng dẫn, định hướng tương lai ngề nghiệp của mình, chỉ biết học, thi, đậu, học lại … Một Kỹ sư Cơ Khí cần gì, làm đc những gì…? Phải chăng những GV, những TS, GS kia chỉ biết lên giảng đường dạy và dạy … ko cần biết SV họ cần gì, muốn gì, định hướng nghề nghiệp thế nào. Để có một cái ngề ko đơn giản chỉ vào ĐH thế là xong. Bước quan trọng nhất là xác định đầu ra và định hướng rõ ràng, tôi cứ nghĩ rằng khi vào chuyên ngành có lớp, có GVCN thì sẽ đc hướng dẫn, tư vấn học và làm việc rõ ràng hơn, nhưng cuối cùng … tự học, tự tìm lối đi, tự … hết ! Vậy thì đồng tiền bỏ ra để làm gì … 

Nhiều đệ tử Cơ Khí phái cho đến lúc này ( năm 4 ) rồi mà cũng chưa biết sau này mình sẽ làm về cái gì … có lẽ cần có một “Tiểu Cái” vạch ra con đường thì anh hùng Lương Sơn mới phát huy hết nội công của mình ! 

ANDY là đệ tử của Cơ Khí phái trên Bách Khoa Sơn, sau khi xuống núi, đã du học ở Nanyan-Sin về … nên có cái nhìn g đó rất thực, rất đúng và những bài viết sau nói lên tầm nhìn đó.
Những ai là đệ tử của Cơ Khí phái, hãy đọc những bài viết này và có thể lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình ! Thanks ANDY !

Đây là một trong số 4 bài viết về suy nghĩ cá nhân ngành Cơ khí, bao gồm:

Bài 1: Những vấn đề cơ bản nhất về ngành học và đào tạo.
Bài 2: Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Bài 3: Nếu tôi là nhà hoạch định chiến lược cho ngành Cơ khí

Bài 4: Những vấn đề về sự phát triển ngành Cơ khí trong thế giới phẳng.

Mục tiêu chính của loạt bài này để có thể cung cấp thêm những cái nhìn tổng thể cơ bản về ngành Cơ khí và những suy nghĩ cá nhân về sự phát triển ngành trong tương lai.
Xin nhắc lại đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, dựa trên những kinh nghiệm thực tế và qua việc tìm hiểu ngành nghề này ở nhiều nước trên thế giới.

Bài 1: Những vấn đề cơ bản nhất về ngành học và đào tạo

(Trước khi bạn đọc bài viết này, hãy dành vài phút hình dung ngành Cơ khí là như thế nào nhé. Sau đó bạn hãy so sánh với những gì tôi viết. Nếu có những gì không đồng ý về quan điểm, hãy comment cuối bài viết.)

Ngành Cơ khí được xem là ngành xương sống cơ bản nhất cho sự phát triển công nghiệp. Từ những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 1 đến nay, thì vai trò của ngành CK rất lớn và hầu như không thể ngành nào có thể thay thế được. Việc ra đời của khoa học máy tính – truyền thông, của sự phát triển Điện – Điện tử cũng chỉ là đóng góp cho sự phát triển mạnh hơn của ngành Cơ khí, chứ không thể là yếu tố thay thế, trong lĩnh vực công nghiệp.

Nhìn lại toàn bộ lịch sử loài người, ngành CK có một lịch sử phát triển lâu đời nhất, cùng với sự phát triển của loài người (ngay từ thuở bộ tộc, dùng những công cụ bằng đá, kim loại để kiếm sống) đến một xã hội hiện nay (con người đã có những chuyến bay vào không gian). Tiếp tục trong những thế kỷ tới, ngành CK vẫn là ngành nghề cơ bản và mang tính sống còn của loài người.
Nhìn chung, theo xu hướng đào tạo chung của thế giới (tham khảo ở các trường ĐH lớn thế giới), thì ngành Cơ khí được chia ra làm hai nhóm có quan hệ mật thiết với nhau

1. Nhóm ngành kỹ thuật Cơ khí và hệ thống (mechanical engineering and systems): bao gồm các nhóm ngành về thiết kế sản phẩm, dịch vụ liên quan đến Cơ khí; xây dựng các công cụ hỗ trợ sản xuất; quản lý hệ thống một cách hiệu quả nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Hiện nay nhóm này đang mở rộng thêm một số lĩnh vực khác như logistics, supply chain (công tác hậu cần)…

2. Nhóm ngành công nghệ chế tạo (manufacturing technology): gồm các chuyên ngành về chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo trì hệ thống sản xuất; robots phục vụ sản xuất, dịch vụ; thiết kế, chế tạo phương tiện giao thông vận tải (ô tô, tàu thủy, máy bay, phi thuyền…), quân sự, không gian; tự động hóa quá trình sản xuất. Hiện nay nhóm này đang mở rộng thêm một số ngành về kỹ thuật y sinh, sản phẩm phục vụ cho công tác điều trị tại các bệnh viện.

Dù chia hai nhóm nhưng trong bất kỳ một công ty sản xuất sản phẩm thì luôn phải có hiện diện của hai nhóm kỹ sư này kết hợp, hỗ trợ nhau hết sức chặt chẽ.

Nói thêm vào ngành Cơ điện tử. 
Ngành này được phân chia ở cả hai nhóm cơ bản của Cơ khí. Bản chất của Cơ điện tử là công việc “tích hợp”. Nhiều người quan điểm cho rằng Cơ điện tử là sự tích hợp cả ba yếu tố: Cơ khí – Điện, Điện tử và Khoa học máy tính. Tuy nhiên, điều này chưa đủ, nó còn có cả yếu tố quản lý công nghệ và yếu tố này cực kỳ quan trọng trong ngành Cơ điện tử.Ngành Cơ điện tử chia ra thành hai hướng nằm trong hai nhóm chính của Cơ khí: 
- Nhóm chuyên ngành tích hợp hệ thống công nghệ 
- Nhóm chuyên ngành quản lý hệ thống sản xuất tích hợp (mình đang học ở nhóm chuyên ngành thứ hai này).

Trở lại vấn đề đào tạo ngành Cơ khí của ta. Hiện nay ta đào tạo hết sức lộn xộn và chưa có một cái nhìn toàn diện về ngành Cơ khí. Rất nhiều người vẫn quan điểm CK là gắn liền với máy móc, gia công CK, sản xuất hàng hóa hay hình ảnh những công nhân khó nhọc hàn rèn, phay tiện… luôn là cái gì đó điển hình nghĩ tới khi một học sinh nghĩ về ngành này. Đáng tiếc là ngay chính những người làm lĩnh vực họach định chính sách ngành Cơ khí cũng không hình dung hết về ngành. Do vậy, có ai đó đọc chiến lược phát triển ngành CK đến 2010 thì thấy thiếu hẳn một vế rất quan trọng trong ngành CK, đó là nhóm ngành 1 (kỹ thuật CK và hệ thống).

Nói về chương trình đào tạo ở BK, chúng ta đào tạo không theo một chuẩn nào. Chúng ta chưa có phân rõ và định hướng cho sinh viên biết thế nào là ngành CK. Nhìn một cách tổng thể về chương trình đào tạo, thì đó là sự pha trộn giữa hai nhóm chính, cuối cùng SV bị hụt hẫng khi bước ra thực tế. Cái hụt ở chính chương trình đào tạo quá bất cập và không hiện rõ bức tranh tổng thể để cho sinh viên nhận diện mình đang đứng nơi nào của quá trình sản xuất công nghiệp.

Lấy ví dụ chuyên ngành Kỹ thuật chế tạo. Dù có chia bộ môn nhỏ hơn, nhưng sự khác nhau của những nhóm chuyên ngành này là không rõ ràng hay nói cách khác chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính, hoàn toàn không có ý nghĩa về chuyên môn. Nếu như hỏi một sinh viên ở bộ môn Thiết kế máy những bước cơ bản về quá trình thiết kế sản phẩm là gì thì tôi cam đoan 99% sinh viên bộ môn này không biết. Nếu như hỏi một sinh viên Cơ điện tử, về quy trình thiết kế và tích hợp cho sản phẩm tự động ra sao (chưa nói đến phần chế tạo), thì đây là câu hỏi rất hóc búa, khó có thể trả lời. Dù đây là một trong những kiến thức cực kỳ nền tảng của dân Cơ điện tử.

Có thể khẳng định rằng, tổng công trình sư cho tòan bộ quá trình sản xuất là dân CK chứ không phải là dân Điện hay Khoa học máy tính. Và chỉ có dân CK mới có thể hiểu hết và giải quyết được những vấn đề phát sinh trong toàn bộ quá trình. Có thể ai đó nói rằng tôi quá tự hào về ngành nghề của mình. Nhưng thực tế, vai trò của dân CK là như thế.

Ví dụ như để sản xuất một chiếc máy bay, một kỳ quan của con nguời tạo ra, thì kỹ sư Điện, máy tính, chuyên viên tài chính làm sao họ có thể hiểu được hết quá trình thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì của chiếc máy bay? Kỹ sư Điện tử thiết kế mạch, hệ thống điện; kỹ sư máy máy tính lập trình, chuyên viên tài chính tính toán luồng tiền tệ, marketing nhưng chỉ duy nhất kỹ sư CK mới nhìn hết được một hệ thống như thế nào.

Nhưng thực tế hiện nay, ngành nghề CK thì không có độ “hot” như những ngành khác. Có thể do nhiều lý do khách quan, nhưng cái chính vẫn do chính sách của ngành và những người làm chính sách đó. Bản thân họ còn chưa hiểu hết, chưa nắm bắt hết sự phát triển của ngành CK thì làm sao thu hút người khác.

Tóm lại, vấn đề đào tạo ngành Cơ khí của chúng ta còn nhiều bất cập ngay từ khâu nhận thức tổng thể về ngành nghề.

Cần lắm một thuyền trưởng đủ TẦM và TÂM để hoạch định lại chiến lược phát triển ngành.

Tôi tin chúng ta có những con người như thế.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Chuyên mục Video

Video xem nhiều nhất

KIẾN THỨC CƠ KHÍ CƠ BẢN

TIÊU CHUẨN CƠ KHÍ

KINH NGHIỆM CƠ KHÍ

PHẦN MỀM CƠ KHÍ


Nội dung được sưu tầm và tổng hợp từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung !!
 

HƯỚNG DẪN TẢI TÀI LIỆU LINK BÁO HỎNG

Có một số tài liệu khi các bạn bấm vào link tải sẽ hiện thông báo lỗi, nhưng thực ra link tải tài liệu vẫn hoạt động tốt. Các bạn tải link này bằng cách copy link và mở bằng new tab (hoặc bấm chuột phải và chọn "Mở liên kết ở cửa sổ mới") là có thể tải được tài liệu. Chúc các bạn thực hiện thành công. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website.

Mọi thắc mắc hay ý kiến xin gửi vào mục Liên hệ hoặc gửi qua Email: thuvientlck@gmail.com
Hoặc: Fanpage FaceBook