Bề dày của lớp tôi kim loại
Diễn đàn thư viện tài liệu cơ khí Trang chủ thư viện tài liệu cơ khí
Tìm kiếm chi tiết

Home Forum Nội quy Diễn đàn Tin tức - Sự kiện Liên hệ Trang cá nhân Fanpage Facebook
 

Go Back   Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí VIDEO - KIẾN THỨC - TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC CƠ KHÍ CƠ BẢN

Gởi Ðề Tài MớiTrả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
  #1  
Old 07-06-2016, 12:36 PM
haihoang_boy's Avatar
haihoang_boy haihoang_boy is offline
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Bài gởi: 1,054
Cảm ơn: 2
Được cảm ơn 37 lần trong 34 bài viết
Chủ đề Bề dày của lớp tôi kim loại

Khi làm nguội cấp tốc, nhiệt lượng ở lớp vùng biên (lớp da) của chi tiết được thoát ra nhanh hơn vùng bên trong. Vì thế, tốc độ làm nguội của lớp ngoài bìa (lớp biên) cao nhất và giảm đi theo chiều hướng tâm. Trong thép carbon vì tốc độ làm nguội khác nhau nên chỉ có tinh thể mactensit cấu thành ở lớp da (lớp vùng biên), bên trong của chi tiết phát sinh cấu trúc peclit (Hình 2).

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Các loại thép carbon vì thế chỉ có một lớp tôi da cứng khoảng 5 mm, lõi bên trong của chi tiết không được tôi toàn bộ. Đối với một loạt ứng dụng, người ta mong muốn có một lớp tôi mỏng, thí dụ như bánh xe răng. Trong những trường hợp khác người ta cẩn có chi tiết được tôi suốt (tôi toàn bộ), thí dụ như ổ bi (ổ lăn). Phẩn lớn thép hợp kim có khả năng tôi cứng toàn bộ được.

Biến dạng và nứt do tôi

Chi tiết tôi có sự thay đổi về kích thước và hình dạng được gọi là sự biến dạng tôi (Hình 3).

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Trong trường hợp làm nguội cao tốc thật nhanh thậm chí còn bị nứt.

Biến dạng và nứt do tôi được hình thành trong hai giai đoạn (Hình 4)

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Khi nhúng vào chất làm nguội, vùng biên nguội thật nhanh và qua đó tự co rút lại (giai đoạn 1). Phần lõi còn giữ kích thước của lúc đẩu và cản trở việc co rút của vùng biên. Điểu này dẫn đến tác động căng, biến dạng và rạn nứt ở chung quanh chi tiết.Trong diễn biến tiếp tục, vùng lõi cũng nguội và muốn co lại (giai đoạn 2). Vào lúc này vùng lõi lại bị vùng biên cứng cản trở khiến phát sinh tác động căng, biến dạng và rạn nứt ở vùng giữa lõi và biên. Thêm vào đó, việc cấu tạo tinh thể thành mactensit gây thêm tác động căng vì mactensit có thể tích cao hơn ferit 1 %.

Người ta đạt được tình trạng ít biến dạng và không rạn nứt bằng cách:

Sử dụng một chất làm nguội chậm hơn.

Tôi gián đoạn: Chi tiết được nhúng vào nước làm nguội cấp tốc thời gian ngắn, sau đó đem ra đưa vào bồn dẩu làm nguội.

Tôi theo cấp: Chi tiết được nhúng vào bể muối, thí dụ nhưtại 450°c và sau đó để nguội trong môi trường không khí.

[right][size=1][url=http://thuviencokhi.com/@forum/showthread.php?p=249]Copyright © Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí - Posted by haihoang_boy[/url][/size][/right]
 
__________________
"Nợ cha một sự nghiệp - Nợ mẹ một nàng dâu"

[right][size=1]Hidden Content [/size][/right]
 
Trả Lời Với Trích Dẫn
Gởi Ðề Tài MớiTrả lời

Từ khóa
ổ lăn, ứng dụng, bên trong, bề dày, carbon, cấu tạo, cấu trúc, hợp kim, kim loại, lớp tôi kim loại, nguội, tôi da cứng, tốc độ, thép, tinh thể

Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
Kiếm Trong Bài:

Tìm kiếm chi tiết


Powered by: vBulletin v3.8.4 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Nội dung được sưu tầm từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung
Copyright by Thuviencokhi.com