Giáo trình vẽ kỹ thuật dành cho cơ khí
Diễn đàn thư viện tài liệu cơ khí Trang chủ thư viện tài liệu cơ khí
Tìm kiếm chi tiết

Home Forum Nội quy Diễn đàn Tin tức - Sự kiện Liên hệ Trang cá nhân Fanpage Facebook
 

Go Back   Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí TÀI LIỆU - ĐỒ ÁN - LUẬN VĂN TÀI LIỆU CÁC MÔN ĐẠI CƯƠNG

Gởi Ðề Tài MớiTrả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
  #1  
Old 11-10-2016, 08:16 PM
haihoang_boy's Avatar
haihoang_boy haihoang_boy is offline
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Bài gởi: 1,054
Cảm ơn: 2
Được cảm ơn 37 lần trong 34 bài viết
Thế giới ebook Giáo trình vẽ kỹ thuật dành cho cơ khí

Chương 1

CÁC LOẠI BẢN VẼ CƠ KHÍ

1.1 KHÁI NIỆM

Bản vẽ là một phương tiện truyền thông giữa các nhà kỹ thuật. Trong ngành kỹ thuật cơ khí tùy theo yêu cầu, mục đích cần truyền thông mà người ta đề ra các loại bản vẽ khác nhau.

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

1.1.1 Bản vẽ hình chiếu phẳng và bản vẽ không gian:

-bản vẽ hình chiếu phẳng hai chiều: là kết quả của do phép chiếu trực phương (Orthogonal Projection) tức chiếu vuông góc vật thực trong không gian xuống mặt phẳng

-Bản vẽ trục đo: là bản vẽ vật thể trong không gian 3 chiều dùng phép chiếu song song. Trong kỹ thuật không dùng phép chiếu phối cảnh (Perspective Projection) để biểu diển hình không gian như trong kiến trúc.

Trước đây khoảng 20 năm, bản vẽ phẳng được xem như là ngôn ngữ chính trong sản xuất cơ khí và kỹ sư, công nhân, các nhà kỹ thuật chỉ làm việc trên bản vẽ hình chiếu còn bản vẽ ba chiều không có giá trị kỹ thuật chỉ dùng để giải thích cho những người không chuyên môn. Nhưng trong những năm gần đây, do sự bùng nổ của ngành khoa học máy tính, sự phát triển và hiện đại hóa của ngành máy công cụ mà bản vẽ ba chiều có một giá trị kỹ thuật trên các máy CNC. Bản vẽ ba chiều bây giờ chẳng những dành cho con người mà còn dành cho máy đọc và gia công chính xác với dung sai yêu cầu được vẽ trên bản vẽ ba chiều trong các phần mềm chuyên môn như Proengineer, Cimatron.

Trong phạm vi vẽ kỹ thuật cơ khí chúng tôi chỉ tập trung vào các bản vẽ cơ khí chiếu phẳng hai chiều cổ điển trong cơ khí để rèn kỹ năng vẽ tay và trình bày kết cấu cơ khí. Sau đây sẽ bàn chi tiết về các loại bản vẽ hai chiều này.

Hiện nay trên thế giới có 2 nhóm tiêu chuẩn chính là tiêu chuẩn Quốc tế ISO và tiêu chuẩn Mỹ ANSI. Tiêu chuẩn Việt Nam về Vẽ kỹ thuật cơ khí của TCVN dựa theo tiêu chuẩn quốc tế ISO nên dùng phép chiếu Góc thứ nhất (First Angle Projection) như hình 1.1 sau:

Hình 1.1 Vị trí 6 hình chiếu trong Phép chiếu Góc thứ Nhất của Quốc tế ISO và Việt Nam TCVN

Còn Anh Mỹ dùng phép chiếu phần tư thứ ba (Third Angle Projection). Theo cách này quan sát viên đứng tại chổ và một hình hộp lập phương tưởng tượng trong suốt bao quanh vật vẽ, trên mặt hộp nổi lên các hình chiếu. Hình chiếu nằm giửa quan sát viên và vật biểu diễn. Theo cách này thì khi hộp được khai triển phẳng thì hình chiếu bằng đặt ở trên, hình chiếu đứng đặt bên dưới, hình cạnh nhìn từ trái thì đặt bên trái.

Link tải:

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

[right][size=1][url=http://thuviencokhi.com/@forum/showthread.php?p=595]Copyright © Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí - Posted by haihoang_boy[/url][/size][/right]
 
__________________
"Nợ cha một sự nghiệp - Nợ mẹ một nàng dâu"

[right][size=1]Hidden Content [/size][/right]
 
Trả Lời Với Trích Dẫn
Gởi Ðề Tài MớiTrả lời

Từ khóa
các loại, cnc, cơ khí, dung sai, gia công, giáo trình, giải thích, hiện đại, kỹ thuật, máy công cụ, phần mềm, sản xuất, tập trung, tiêu chuẩn, trục, trong sản xuất, và gia công, vẽ kỹ thuật

Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
Kiếm Trong Bài:

Tìm kiếm chi tiết


Powered by: vBulletin v3.8.4 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Nội dung được sưu tầm từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung
Copyright by Thuviencokhi.com