Sơn phủ bảo vệ chống ăn mòn
Diễn đàn thư viện tài liệu cơ khí Trang chủ thư viện tài liệu cơ khí
Tìm kiếm chi tiết

Home Forum Nội quy Diễn đàn Tin tức - Sự kiện Liên hệ Trang cá nhân Fanpage Facebook
 

Go Back   Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí VIDEO - KIẾN THỨC - TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC CƠ KHÍ CƠ BẢN
Đăng Ký Hỏi/Ðáp Giao Lưu Lịch Bài Trong Ngày Tìm Kiếm

Gởi Ðề Tài MớiTrả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
  #1  
Old 28-05-2016, 09:28 PM
haihoang_boy's Avatar
haihoang_boy haihoang_boy is offline
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Bài gởi: 1,054
Cảm ơn: 2
Được cảm ơn 37 lần trong 34 bài viết
Chủ đề Sơn phủ bảo vệ chống ăn mòn

Sơn phủ bảo vệ chống ăn mòn được quét lên thí dụ như khung máy, vỏ bọc bằng thép tấm hay khung sườn bằng thép. Lớp sơn bao phủ cấu kiện với một lớp nước sơn bao bọc toàn diện, lớp này bảo vệ không cho tiếp xúc với môi trường. Thời gian bảo vệ phẩn lớn sẽ kéo dài nhiều năm.

Tuổi bển của lớp sơn phủ bảo vệ tùy thuộc trước hết vào việc tiền xử lý đúng quy cách các bề mặt cần phủ lớp. Chúng phải tuyệt đối không dính mỡ và các chất bẩn cũng như gỉ sét bám vào. Các bộ phận bị gỉ sét được phun sạch hay mài sạch. Việc khử mỡ được tiến hành qua việc rửa trôi trong chất kiềm (trang 230). Để lớp sơn bám chặt và bảo vệ chống gỉ phía dưới phủ photphat cho bộ phận thép hoặc bằng việc phủ cromat cho cấu kiện nhôm hay bằng lớp sơn với VVash-Primer (dung dịch có cromat và phót phat).

Bảo vệ chống ăn mòn trong lúc và sau khi gia công cắt got.

Trong lúc gia công cắt gọt, sự ăn mòn bị cản trở bằng chất kìm hãm được pha vào chất làm nguội và bôi trơn. Chất kìm hãm là chất gây tác dụng thụ động có dạng dầu hay chất dạng như muối. Chúng kết thành trên vật liệu một lớp mỏng bảo vệ chỉ dày độ vài lớp phân tử không nhìn thấy bằng mắt thường.

Ngay sau khi gia công xong phải tẩy nước với dung dịch cắt gọt (chất làm nguội và bôi trơn) dính ở bể mặt chi tiết để bảo vệ cho đến bước gia công kế tiếp. Để thực hiện điều này người ta nhúng chi tiết vào dầu chống ăn mòn cộng thêm với phụ chất kìm hãm và chất choán chỗ của nước. Chi tiết cẩn đưa vào kho sau khi sản xuất, được làm sạch và làm khô rổi nhúng vào sơn trong để phủ một lớp mỏng (Hình 1) hoặc được bọc bằng một lớp giấy đặc biệt có thấm dầu để bảo vệ chống ăn mòn.

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Hình 1: Dụng cụ và cấu kiện được bảo vệ

Phương pháp bảo vệ chống ăn mòn bằng cách tô một lớp phim mỏng hay một lớp bảo vệ lên trên cấu kiện được ứng dụng ở thép carbon, thép hợp kim thấp hay vật liệu gang sắt. Tùy theo thời gian bảo vệ muốn đạt tới, tính chất của bể mặt vật liệu được yêu cẩu và các chất ăn mòn mà người ta sử dụng những cách tráng (phủ lớp) khác nhau.

Lớp sơn bảo vệ chống ăn mòn đơn giản, thí dụ như trên lớp vỏ bọc máy công cụ, gồm có lớp sơn nển và lớp sơn trên cùng (lớp sơn bảo vệ), được bôi lên mặt tôn đã photphat hóa (Hình 1).

Nước sơn được pha bằng chất kết dính như nhựa ankit hay nhựa polyurethan và chất màu hạt mịn. Lớp sơn bảo vệ chống ăn mòn tốn kém, thí dụ cho tôn khung của xe hơi, có thể kết hợp đến 6 lớp.

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

[right][size=1][url=http://thuviencokhi.com/@forum/showthread.php?p=212]Copyright © Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí - Posted by haihoang_boy[/url][/size][/right]
 
__________________
"Nợ cha một sự nghiệp - Nợ mẹ một nàng dâu"

[right][size=1]Hidden Content [/size][/right]
 
Trả Lời Với Trích Dẫn
Gởi Ðề Tài MớiTrả lời

Từ khóa
ứng dụng, bảo vệ, carbon, cấu kiện, cắt gọt, chống ăn mòn, gang sắt, gia công, hợp kim, máy công cụ, nguội, nhựa, sản xuất, sử dụng, sơn phủ, tôn, thép, vật liệu, ăn mòn, đặc biệt



Powered by: vBulletin v3.8.4 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Nội dung được sưu tầm từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung
Copyright by Thuviencokhi.com