Phương pháp bảo trì sửa chữa trục tâm và trục truyền
Diễn đàn thư viện tài liệu cơ khí Trang chủ thư viện tài liệu cơ khí
Tìm kiếm chi tiết

Home Forum Nội quy Diễn đàn Tin tức - Sự kiện Liên hệ Trang cá nhân Fanpage Facebook
 

Go Back   Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí VIDEO - KIẾN THỨC - TIÊU CHUẨN KINH NGHIỆM CƠ KHÍ

Gởi Ðề Tài MớiTrả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
  #1  
Old 25-07-2016, 08:50 AM
haihoang_boy's Avatar
haihoang_boy haihoang_boy is offline
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Bài gởi: 1,054
Cảm ơn: 2
Được cảm ơn 37 lần trong 34 bài viết
Default Phương pháp bảo trì sửa chữa trục tâm và trục truyền

Trong sửa chữa các trục tâm và trục truyền chúng ta phân trục làm ba loại: trục trơn, trục bậc và trục then hoa. Khi nắn các trục cong, ta còn phân thành trục cứng và trục mềm. Trục mềm là trục có chiều dài gấp 5 lần đường kính trở lên.

Tuy vậy đối với từng trục cụ thể trong sửa chữa cũng có thể phân loại khác với chế tạo trục mới.

Kết cấu của trục tâm, trục truyền cơ bản giống nhau và đều dùng để đỡ các chi tiết quay. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: Trục truyền ngoài chịu mômen xoắn và thường quay cùng với các chi tiết lắp trên nó, còn trục tâm thường đứng yên và chỉ chịu mômen uốn thôi.

Những hư hỏng thường gặp của hai loại trục này là:

- Mòn ngỗng trụcvà mất độ nhẩn bề mặt cần thiết.

- Bị xoắn làm mất độ chính xác vị trí tương quan giữa các bộ phận

của trục (vị trí giữa các rãnh then với nhau …).

- Bị uốn.

- Bị nứt hoặc gẫy.

Trục bị mòn ngõng và mất độ nhẵn cần thiết

Sửa chữa ngõng trục tới kích thước sửa chữa nhỏ hơn kích thước ban đầu

Phương pháp này thường áp dụng cho các ngõng trục làm việc trong ổ trượt babit hoặc những ổ trượt sẽ được tráng lại hoặc thay mới khi sửa chữa đổng thời với trục.

- Nếu ngõng trục mòn chưa tới 0,2- 0,3 mm chỉ việc mài đạt độ côn, độ ô van và độ nhẩn bề mặt cần thiết.

- Nếu độ mòn lớn hơn thì đem tiện. Sau đó mài lại cho phép giảm đường kính trục không quá 5%.

Phục hồi ngông trục tới kích thước ban đầu

Phương pháp này áp dụng cho ngõng trục lắp với ổ lăn.

- Nếu ngõng trục mòn ít ta mạ Crôm (chiều dày lớp mạ Crôm chỉ tới vài trăm ^m) rồi mài.

- Nếu mòn nhiều thì mạ thép, phun thép, hàn điên hồ quang rung sau đó tiên rồi mài (chú ý phải ủ trước khi mài).

Sửa chữa bằng bạc ép trung gian

Trường hợp ngõng trục bị mòn nhiều còn có thể dùng bạc sửa chữa ép vào trục cũ (lắp chặ) rồi gia công bạc này đạt kích thước và đô nhẩn bề mặt cần thiết.

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Phục hồi trục mòn bằng cách ép bạc trung gian

Trục bị biến dạng xoắn

- Chỉ trục truyền mới có dạng sai hỏng này. Trước tiên phải kiểm tra, xác định chính xác đô sai lêch về xoắn của trục rồi đưa lên đồ gá chuyên dùng và xoắn trục theo chiều ngược lại.

- Khi thao tác phải tiến hành từ từ để lực xoắn truyền đến toàn bô trục, tránh không phá huỷ các cứ tỳ dùng để xoắn trục (thường là rãnh then).

- Sau khi nắn phải nung nóng trục tới nhiêt đô ram thấp, giữ ở nhiêt đô này 3^ 4 giờ rồi làm nguôi chậm (ví dụ nguôi trong không khí tĩnh). Sau khi nhiêt luyên, nếu trục vẫn không bị xoắn trở lại thì kết quả này sẽ được duy trì lâu dài.

Trục bị cong

Sửa chữa bằng cách nắn hoặc nung nóng cục bô:

Nắn trục (phư-ng pháp c- khÝ): có thể nắn ở trạng thái nguôi hoặc nóng. Đối với trục mềm hoặc trục có đường kÝnh nhỏ h-n 50mm đều được nắn nguôi. Chỉ có những trục có đường kính lớn h-n 50mm và bị cong nhiều mới nắn nóng; khi nắn nóng cần phải nung trục đến nghiệt đô rèn (150^450 0C). Có thó nắn trên các máy ép vít hoặc máy ép thuỷ lực.

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Phương pháp nung nóng cục bô: áp dụng cho trục có đường kính lớn h-n 50mm.

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Nung nóng cục bộ

Trục bị nứt hoặc gẫy

Những trục không quan trọng nếu bị nứt vỡ nhỏ thì hàn vá, nếu nứt vỡ lớn hoặc gẫy có thó hàn nối hai phần trục với nhau.

Hàn

Trên trục ở chỗ nứt hoặc gãy tạo 2 mặt côn đối đỉnh nhau, góc ở đỉnh 900 , khoan lỗ 05 + 010 lắp chốt ghép sơ bộ kiểm tra độ đổng tâm. Sau đó hàn từ từ vừa hàn vừa xoay trục, sau khi hàn thường hoa chỗ hàn ở nhiệt độ 8500C.

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Phục hồi trục gẫy hoặc nứt nghiêm trọng

Nối trục

Những trục bị nứt, gãy kèm theo sứt mẽ nếu nối như hình 3.4 sẽ bị hụt chiều dài thì có thể nối như hình 3.5, tức là thêm một đoạn phụ thêm để bảo chiều dài ban đầu của trục sửa chữa. Sau khi hàn nếu trục bị cong thì phải nắn sửa, đổng thời phải ủ để khử ứng suất dư rổi gia công để đạt độ chính xác và độ nhẩn bề mặt cần thiết.

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Phục hồi trục gẫy có đoạn nối thêm

[right][size=1][url=http://thuviencokhi.com/@forum/showthread.php?p=460]Copyright © Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí - Posted by haihoang_boy[/url][/size][/right]
 
__________________
"Nợ cha một sự nghiệp - Nợ mẹ một nàng dâu"

[right][size=1]Hidden Content [/size][/right]
 
Trả Lời Với Trích Dẫn
Gởi Ðề Tài MớiTrả lời

Từ khóa
ổ lăn, ổ trượt, bảo trì, cơ bản, gia công, kiểm tra, nung nóng, phân loại, phương pháp, quan trọng, sửa chữa, thép, thuỷ lực, trạng thái, trục, trục tâm, trục truyền

Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
Kiếm Trong Bài:

Tìm kiếm chi tiết


Powered by: vBulletin v3.8.4 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Nội dung được sưu tầm từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung
Copyright by Thuviencokhi.com