Đồng và hợp kim đồng
Diễn đàn thư viện tài liệu cơ khí Trang chủ thư viện tài liệu cơ khí
Tìm kiếm chi tiết

Home Forum Nội quy Diễn đàn Tin tức - Sự kiện Liên hệ Trang cá nhân Fanpage Facebook
 

Go Back   Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí VIDEO - KIẾN THỨC - TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC CƠ KHÍ CƠ BẢN

Gởi Ðề Tài MớiTrả lời
 
Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
  #1  
Old 13-06-2016, 09:12 PM
haihoang_boy's Avatar
haihoang_boy haihoang_boy is offline
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Bài gởi: 1,054
Cảm ơn: 2
Được cảm ơn 37 lần trong 34 bài viết
Chủ đề Đồng và hợp kim đồng

Đồng nguyên chất - Đặc tính và ứng dụng

Đồng không hợp kim trong tình trạng được cán nóng vừa mềm vừa dễ kéo sợi. Qua tác động đập búa, ép hay kéo giãn (bị biến cứng nguội do gia công), đồng sẽ trở nên cứng và mềm trở lại khi nung nóng.

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Đồng có tính dẫn truyền cao cho nhiệt và điện, chỉ kém bạc. Đồng được dùng làm dây điện (Hình 3) và được sửdụng làm ống trao đổi nhiệt và làm lạnh trong ngành chế tạo máy và thiết bị. Quan trọng nhất là các loại đổng có thích hợp cho gia công hàn và hàn vảy.

Ngoài ra kim loại đồng được dùng làm hợp kim.

Thí dụ: CU-DHP-R220 => Đồng dùng để tạo thiết bị, khả năng dẫn nhiệt cao, độ bến kéo R =220 N/mm2.

Những hợp kim đồng – kẽm (đồng thau)

Đặc tính và ứng dụng

Những hợp kim đồng – kẽm (CuZn) có hàm lượng kẽm từ 5% đến 40%. Chúng không bị ăn mòn và sở hữu bề mặt có tính trượt, ở hàm lượng kẽm thấp, thau mềm và dễ biến dạng, với hàm lượng kẽm cao chúng cứng tăng lên đến khoảng 600 N/mm2. Hợp kim CuZn dễ biến dạng, đúc và cất gọt. Bằng hợp kim này người ta sản xuất vỏ phụ tùng và trang bị phụ, vít không bị ăn mòn, những chi tiết tiện nhỏ (Hình 4). Hợp kim đồng – kẽm đôi lúc có chứa thêm những nguyên tố khác.

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Hình 4: Chi tiết tiện bằng hợp kim đồng-kẽm hơn. Nhờ tác động biến cứng nguội, độ bển kéo có thể

Thí dụ: CuZn36Pb3 => Hợp kim dẻo đồng – kẽm – chì với 36% kẽm và 3% chì; cho chi tiết tiện được gia công cắt gọt tự động.

Hợp kim đồng – thiếc (hợp kim đồng đỏ pha thiếc)

Hợp kim CuSn có từ 2% đến 15% thiếc.

Chúng không bị ăn mòn và có độ bển kéo cao, độ bển mài mòn và có đặc tính trượt tốt. Cùng với sự gia tăng hàm lượng thiếc, độ bền kéo và sức chống ăn mòn gia tăng theo. Qua biến cứng nguội (thí dụ như cán) chúng có thể gia tăng độ cứng như “độ cứng lò xo” và do đó có một độ bến kéo 750 N/mm2.

Hợp kim CuSn được gia công làm vít xoắn, đai ốc trục, lò xo tiếp xúc, đường trượt và đường dẫn hướng cũng như bạc lót (Hình 1).

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

Thí dụ cho hợp kim đồng- thiếc:

CuSn8P => Hợp kim dẻo với đặc tính trượt rất tốt và độ bển mài mòn cao, thí dụ như cho ổ trượt có tải trọng cao trong động cơ.

G-CuSn 12Pb => Hợp kim đúc có thêm chì, độ bến mài mòn rất cao, với tính bển mòn ma sát, thi dụ như cho ống lót ổ trượt (Hình 2).

[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]

[right][size=1][url=http://thuviencokhi.com/@forum/showthread.php?p=260]Copyright © Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí - Posted by haihoang_boy[/url][/size][/right]
 
__________________
"Nợ cha một sự nghiệp - Nợ mẹ một nàng dâu"

[right][size=1]Hidden Content [/size][/right]
 
Trả Lời Với Trích Dẫn
Gởi Ðề Tài MớiTrả lời

Từ khóa
ổ trượt, ứng dụng, các loại, cắt gọt, chống ăn mòn, gia công, hàn, hợp kim, hợp kim đúc, hợp kim đồng, kẽm, kim loại, nguội, những hợp kim, nung nóng, phụ tùng, quan trọng, sản xuất, tải trọng, tự động, thiếc, thiết bị, trục, ăn mòn, đai, đồng, độ cứng, động cơ

Ðiều Chỉnh Kiếm Trong Bài
Kiếm Trong Bài:

Tìm kiếm chi tiết


Powered by: vBulletin v3.8.4 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Nội dung được sưu tầm từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung
Copyright by Thuviencokhi.com