Tìm kiếm chi tiết |
#1
|
||||
|
||||
Phần mềm nào cho kỹ sư Cơ khí?
Trong thiết kế cơ khí có rất nhiều các phần mềm được sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các phần mềm cơ khí đang được sử dụng trên thị trường Việt Nam.
[Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...] Trong thiết kế cơ khí thì có 3 phần mềm chính đáng học đó là : * Unigraphics NX * Catia * Pro-Engineer Dân thiết kế chuyên môn gọi là "Tam đại CAD CAM" Đây là 3 phần mềm CAD/CAM/CAE cao cấp nhất mà các tập đoàn thiết kế chế tạo lớn dùng. Nếu học để có thể dễ làm việc và dễ kiếm việc ở nước ngoài hoặc vào các công ty ngoại quốc thì nên học NX (Unigraphics) và Catia. Học Pro-E cũng tốt nhưng khả năng tìm được việc làm với Pro-E cũng ít hơn. Phần nhiều các hãng lớn chỉ dùng Pro-E để tính CAE. CAD của Pro-E thì thua xa NX (Unigraphics) và Catia. CAM thì Pro-E và Catia thua xa NX. CAE thì Pro-E mạnh hơn Catia và NX. Tuy nhiên trong các phiên bản mới nhất của NX và Catia thì có kèm thêm những tính năng mới mạnh nhất của NASTRAN và ANSYS nên có thể nói về CAE hiện tại cả 3 ngang nhau. Pro-E là phần mềm CAD đầu tiên đưa ra lý luận Parametric và phương pháp dựng hình dựa trên cơ sở " khắc hình " nên rất mạnh về Solid, CATIA và NX là 2 phần mềm thuộc về trường phái "Dán hình" nên rất mạnh về Surface để dựng mặt cong tự do trong thiết kế, design. Do đó trong lĩnh vực thiết kế xe hơi và máy bay, Catia và Unigraphics được dùng nhiều hơn Pro-E. Ngoài 3 phần mềm trên thì có các phần mềm hạng trung để thiết kế là: * Solid Works * SolidEdge * Mechanical Desktop * CADCEUS * ThinkDesign Là 5 phần mềm hạng trung nổi tiếng. Cũng nên biết là trong CAD có 3 trường phái tượng trưng cho kỹ thuật dựng hình 3 chiều, đó là: * Pro-E, SolidWorks, SolidEdge với trường phái "Khắc hình", tức dựng hình theo nguyên tắc tạo một khối Solid , rồi theo đó khắc , cắt , dán boss v.v.. giống như điêu khắc trên gỗ * NX, Catia, Rhinoceros , Space-E (Grade-CUBE) với trường phái "Dán hình",từ chuyên môn gọi là thủ pháp LampShade. Tức là giống như công việc dán lồng đèn , tạo hình từ những mặt cong phức tạp trên cơ sở những đường cong biên 3 chiều. Sau đó mới dùng từ mặt phức hợp Surface để tạo khối Solid. Đây là lý do vì sao trong ngành công nghiệp xe hơi người ta dùng nhiều Catia và NX. * Latticer Designer, ThinkDesign với trường phái "Nắn hình" ( giống như công việc của những người làm đồ gốm , với các thao tác làm việc nắn, kéo giãn, tạo hình với đất sét vậy). Đây là kỹ thuật dựng hình CAD 3D dùng trong ngành mỹ thuật công nghiệp là một kỹ thuật dựng hình sẽ rất mạnh trong tương lai. Ngoài ra , nếu không có khả năng tiếp cận các phần mềm lớn ở trên thì có thể học AutoCAD. Đây là phần mềm rẻ tiền, được nhiều người sử dụng. Nhưng các tính năng về thiết kế thì không bằng các phần mềm cao cấp. Theo tôi thì ở mức độ thiết kế và làm việc ở Việt Nam thì không cần đến "Tam Đại CAD CAM", cỡ AutoCAD hay cao hơn một chút như SolidWorks là có thể làm việc được rồi . Tuy nhiên, muốn nhìn đến tương lai xa hơn một chút thì nên học "Tam đại CAD CAM". Ở Việt nam CATIA được dùng trong HONDA và Toyota, Ford. NX được dùng trong ISUZU, NISSAN, CITIZEN Machinary, NISSAN, Mazda. Trong thời gian còn là sinh viên thì nên cố gắng học nhiều về kỹ thuật thiết kế. Thực ra CAD chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong thiết kế. Phải luyện tập nhiều về ý tưởng thiết kế. Cùng một sản phẩm nhưng có thể dùng nhiều cách để thiết kế và tìm ra cách tối ưu, dễ gia công nhất. Sự khác nhau giữa "Tam đại CAD CAM " và các phần mềm hạng trung đó chính là sự hỗ trợ thiết kế theo quy cách chuẩn chứ không chỉ thuần dựng hình và quản lý dữ liệu.
__________________
"Nợ cha một sự nghiệp - Nợ mẹ một nàng dâu"
|
#2
|
||||
|
||||
> . <
__________________
|
Từ khóa |
ý nghĩa, cad, cam, công nghiệp, cơ khí, cơ sở, dùng trong, gia công, kỹ sư cơ khí, nào cho kỹ sư cơ khí, nên biết, nga, phần mềm, phương pháp, sản phẩm, sử dụng, thiết kế |