Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí - Xem bài viết đơn - Có bao nhiêu loại bu-lông?
Xem bài viết đơn
  #1  
Old 07-05-2017, 08:44 AM
haihoang_boy's Avatar
haihoang_boy haihoang_boy is offline
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Bài gởi: 1,054
Cảm ơn: 2
Được cảm ơn 37 lần trong 34 bài viết
Chia sẻ kiến thức Có bao nhiêu loại bu-lông?

Nếu bạn mới bước chân vào nghề cơ khí, chế tạo máy hay kỹ sư chắc chắn bạn sẽ phải quan tâm nhiều đến một thiết bị cơ khí đặc biệt. Chúng có kích thước nhỏ vé, hình dáng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng. Chúng làm nhiệm vụ ghép nối các chi tiết thành những khối thống nhất. Chúng tôi đang nói đến những chiếc Bu-lông. Hôm nay hãy cùng thuviencokhi.com tìm hiểu về chủ đề Có bao nhiêu loại bu lông? trong bài viết sau

Ứng dụng của bu lông rất đa dạng, chúng có mặt ở rất nhiều ngành nghề như xây dựng cầu đường, làm nhà, làm xưởng… trong các loại xe máy, xe đạp, ô tô; trong các thiết bị máy cơ khí, máy chế tạo… Chúng có thể sử dụng ở mọi môi trường từ trên cạn đến dưới nước và trên không; trong những môi trường nóng ẩm đến những môi trường có điều kiện thời tiết khô hanh… Do vậy chúng cần được thiết kế với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau’ chất liệu khác nhau để phù hợp với loại thiết bị mà chúng ghép nối

Bu-lông được làm bằng nhiều chất liệu và kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích hay điều kiện làm việc. Những chất liệu thường được sử dụng để làm Bu-lông là:

- Đồng-> Bu-lông đồng:

Bấm vào hình để xem với kích thước đầy đủ.

- Thép cacbon thường-> Bu-lông thường, Bu-lông cường độ thấp:

Bấm vào hình để xem với kích thước đầy đủ.

- Thép cacbon chất lượng cao, thép hợp kim-> Bu-lông cường độ cao, Bu-lông chịu lực:

Bấm vào hình để xem với kích thước đầy đủ.

- Thép không gỉ-> Bu-lông inox:

Bấm vào hình để xem với kích thước đầy đủ.

Để hiểu rõ hơn về những loại Bu-lông có mặt trên thị trường hiện nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu chúng cụ thể hơn:

1. Phân loại theo vật liệu chế tạo:

Theo vật liệu chế tạo, bulong được chia thành 3 loại:

- Bu-lông chế tạo từ thép cacbon thường, thép hợp kim. Loại này có thể chia ra hai loại:

+ Bu-lông qua xử lý nhiệt: Bu-lông cường độ cao: Bu-lông cấp bền 8.8, 10.9; 12.9. Bu-lông loại này được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn rồi sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện để đạt cấp bền sản phẩm theo yêu cầu.

+ Bu-lông không qua xử lý nhiệt: chủ yếu là Bu-lông thường hoặc các Bu-lông có cường độ thấp. Bu-lông loại này được sản xuất từ vật liệu thép có cơ tính tương đương và sau khi gia công, Bu-lông không cần xử lý nhiệt: Bulong cấp bền 4.8; 5.6; 6.6

- Bu-lông được chế tạo từ thép không gỉ hay bu lông Inox. Thông thường, người ta sử dụng vật liệu INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L để sản xuất. Đây là loại Bu-lông có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường.

- Bu-lông được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu: Đồng, nhôm, kẽm. Loại Bu-lông này được sản xuất từ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…

2. Phân loại theo hình thức bảo vệ chống ăn mòn:

- Bu-lông đen, mộc: bu long sản xuất từ vật liệu thép cacbon
- Bu-lông nhuộm đen
- Bu-lông mạ kẽm điện phân, bu lông mạ kẽm nhúng nóng, bu long mạ màu cầu vồng
- Bu-lông INOX (INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L…)

3. Phân loại theo phương pháp chế tạo và độ chính xác gia công:

- Bu-lông thô được chế tạo từ thép tròn, đầu bulong được dập nguội hoặc dập nóng hoặc rèn, phần ren được tiện hoặc cán. Do sản xuất thủ công nên độ chính xác kém, được dùng trong các chi tiết liên kế không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng gỗ

Bấm vào hình để xem với kích thước đầy đủ.

- Bu-lông nửa tinh được chế tạo tương tự bulong thô nhưng được gia công thêm phần đầu bu-lông và các bề mặt trên mũ để loại bỏ bavia.
- Bu-lông tinh được chế tạo cơ khí, với độ chính xác cao, bu lông loại này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Trên thực tế, còn có loại bu lông siêu tinh, đây là loại bulông được sản xuất đặc biệt có yêu cầu khắt khe về độ chính xác gia công, chúng được sử dụng trong các mối liên kết đặc biệt, có dung sai lắp ghép nhỏ, các ngành cơ khí chính xác.

4. Phân loại theo chức năng làm việc:

Dựa trên mục đích sử dụng thì bulong được chia thành 2 loại chính: Bu-lông liên kết và bu-lông kết cấu. Cách phân loại này ảnh hưởng trực tiếp đến cấp bền, hình dáng và kích thước bu-lông.

- Bu-lông liên kết: là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết với nhau, trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, lực cắt không giữ vai trò quyết định. Loại này được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng động, các chi tiết máy cố định.

Bấm vào hình để xem với kích thước đầy đủ.

- Bu-lông kết cấu: được sử dụng trong các chi tiết thường xuyên chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, các chi tiết máy lớn mà các bộ phận liên kết vừa chịu tải trọng dọc trục vừa chịu cắt.

Bấm vào hình để xem với kích thước đầy đủ.

[right][size=1][url=http://thuviencokhi.com/@forum/showthread.php?p=1843]Copyright © Diễn đàn thư viện tài liệu, video, kiến thức, tiêu chuẩn cơ khí - Posted by haihoang_boy[/url][/size][/right]
 
__________________
"Nợ cha một sự nghiệp - Nợ mẹ một nàng dâu"

[right][size=1]Hidden Content [/size][/right]
 
Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên đã cảm ơn haihoang_boy vì bài viết hữu ích: