haihoang_boy
05-11-2016, 07:12 PM
Ăn mòn và bảo vệ kim loại là một ngành khoa học có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau: kim loại học, hoá lí, hoá phân tích, hoá polimer, hoá môi trường, hoá silicat …. Giáo trình được soạn thảo ngắn gọn, súc tích nhằm giúp cho giáo viên và sinh viên dễ đọc và nắm bắt được vấn đề một cách dễ dàng. Nhìn chung, các chương được thiết kế từ phần định tính, mô tả bao gồm nguyên lí và các tính chất nhiệt động đến phần định lượng bao gồm các phương pháp ngăn cản và các phương pháp kiểm tra. Đặc biệt, phần cuối cùng đề cập đến một số ứng dụng mang tính thực tế cao. Thật vậy, giáo trình này có thể cung cấp thông tin cho bạn đọc một số kiến thức mong muốn.
[Only registered and activated users can see links]
Một số kiến thức về điện hoá đã được trình bày khá chi tiết trong các chương 2, chương 3 và chương 4, nhằm giúp cho sinh viên có một công cụ để nghiên cứu về những vấn đề phân tích và bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn. Chương 5 đề cập đến vấn đề thụ động hoá kim loại và các phương pháp điện hoá chống ăn mòn. Chương 1 giới thiệu tổng quan về các dạng ăn mòn thường gặp trong thực tế. Hai chương cuối đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn và một số phương pháp có hiệu quả được sử dụng để chống ăn mòn trong thực tế.
Giáo trình này không phải là một cẩm nang cho vấn đề ăn mòn và chống ăn mòn. Điều cần nhấn mạnh là đề cập đến nguyên lí và một số phương pháp đã được nghiên cứu để làm giảm tính ăn mòn của kim loại trong thực thế công nghiệp hiện nay. Thật vậy, mục đích của giáo trình này nhằm giới thiệu một cách khái quát về nguyên lý và cách phòng chống ăn mòn kim loại cho các sinh viên không thuộc chuyên ngành điện hoá và ăn mòn kim loại ở các trường Đại học và Cao đẳng kỹ thuật ở các năm thứ hai và thứ ba hoặc có thể làm cơ sở cho các người bắt đầu nghiên cứu về ngành khoa học này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ môn Công nghệ hoá học, Khoa Hoá kỹ thuật, lãnh đạo trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng cũng như Đại Học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình biên soạn và xuất bản giáo trình này. Tuy vậy, giáo trình này còn rất nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý của các độc giả đặc biệt là của đồng nghiệp, sinh viên và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ăn mòn và chống ăn mòn để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.
Link tải:
[Only registered and activated users can see links]
[Only registered and activated users can see links]!hYhHma4A!t2XUze3NOcL9Szg_4K0LRMXSAQL2FV31Y3pjlYg OGNc
[Only registered and activated users can see links]
Một số kiến thức về điện hoá đã được trình bày khá chi tiết trong các chương 2, chương 3 và chương 4, nhằm giúp cho sinh viên có một công cụ để nghiên cứu về những vấn đề phân tích và bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn. Chương 5 đề cập đến vấn đề thụ động hoá kim loại và các phương pháp điện hoá chống ăn mòn. Chương 1 giới thiệu tổng quan về các dạng ăn mòn thường gặp trong thực tế. Hai chương cuối đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn và một số phương pháp có hiệu quả được sử dụng để chống ăn mòn trong thực tế.
Giáo trình này không phải là một cẩm nang cho vấn đề ăn mòn và chống ăn mòn. Điều cần nhấn mạnh là đề cập đến nguyên lí và một số phương pháp đã được nghiên cứu để làm giảm tính ăn mòn của kim loại trong thực thế công nghiệp hiện nay. Thật vậy, mục đích của giáo trình này nhằm giới thiệu một cách khái quát về nguyên lý và cách phòng chống ăn mòn kim loại cho các sinh viên không thuộc chuyên ngành điện hoá và ăn mòn kim loại ở các trường Đại học và Cao đẳng kỹ thuật ở các năm thứ hai và thứ ba hoặc có thể làm cơ sở cho các người bắt đầu nghiên cứu về ngành khoa học này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ môn Công nghệ hoá học, Khoa Hoá kỹ thuật, lãnh đạo trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng cũng như Đại Học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình biên soạn và xuất bản giáo trình này. Tuy vậy, giáo trình này còn rất nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý của các độc giả đặc biệt là của đồng nghiệp, sinh viên và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ăn mòn và chống ăn mòn để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.
Link tải:
[Only registered and activated users can see links]
[Only registered and activated users can see links]!hYhHma4A!t2XUze3NOcL9Szg_4K0LRMXSAQL2FV31Y3pjlYg OGNc