PDA

View Full Version : Phương pháp tôi nitơ


haihoang_boy
06-06-2016, 12:24 PM
Trong phương pháp tôi nitơ, một lớp mỏng vùng biên của chi tiết bằng thép nitơ hóa được làm giàu với nitơ, do đó phát sinh một vùng biên rất cứng và có độ bền mài mòn.

ở phương pháp thấm nitơ, việc tăng độ cứng không dựa vào vào cấu tạo mactensit mà là cấu tạo hợp chất nitơ (nitrua) cực kỳ cứng ở lớp vùng biên của chi tiết.

Việc làm giàu nitơ ở lớp vùng biên xảy ra bằng cách nung chi tiết trong bổn muối là nguồn cung cấp nitơ từ 560°c đến 580°c hoặc trong lò nitrua với dòng khí amoniac chảy qua ở 500°c đến 520°c. Chất nitơ thấm nhập vào lớp vùng biên kết hợp với sắt và nguyên tố hợp kim của thép thành các nitrua kim loại rất cứng. Chúng cung cấp cho lớp tôi nitơ độ cứng tối cao có thể đạt ở các loại thép (đến 1200 HV). Chiểu sâu của lớp tôi thấm nitơ dày chưa tới 1/10 mm.

Ưu điểm của phương pháp tôi thấm nitơ

Sau khi thấm nitơ không cẩn phải nung nóng, làm nguội cấp tốc và ram vì độ cứng phát sinh trực tiếp do sự thấm nitơ.

Cấu kiện được tôi nitơ không bị méo mó vì chỉ được nung lên độ 500°c

Độ cứng của lớp thấm nitơ được giữ lại đến nhiệt độ nung 500°c (độ bền nung ủ).

Tôi nitơ tạo ra một lớp vùng biên cực kỳ cứng, qua đó có sức bền chổng mài mòn và có tính trượt

Nhược điểm là sự nối kết yếu giữa lớp tôi nitơ và vật liệu gốc (vật liệu nền), điểu này có thể dẫn đến việc lớp tôi cứng bị bong ra khi chịu áp suất cao ở bề mặt. Tôi nitro được dùng cho trục đo, cam điều khiển, vít đùn, dụng cụ ép đúc liên tục.

Thí dụ sản xuất: xử lý nhiệt của đài kẹp

Đài kẹp (tấm kẹp) được mô tả trong thí dụ sản xuất, sau khi được gia công cắt gọt cẩn được nhiệt luyện để đạt đến độ bển kéo 700 N/mm2 và tôi lớp vùng biên ở phạm vi của đường rãnh (Hình 1).

[Only registered and activated users can see links]

Cấu kiện này nhờ đó có được độ bền cao cũng như độ cứng cao ở đáy rãnh. Chi tiết bằng loại thép C45E thích ứng cho nhiệt luyện và tôi bằng lửa nung.