haihoang_boy
29-05-2016, 09:43 PM
Các cấu kiện có thể bị ăn mòn trong giai đoạn sản xuất, trong kho chứa bộ phận hay đã ráp vào máy. Người ta có thể ngăn chặn được qua những biện pháp bảo vệ thích hợp chống ăn mòn.
Chọn lựa vật liệu thích hợp
Việc bảo vệ chống ăn mòn cho một cấu kiện tốt nhất và ít tốn kém nhất là sự lựa chọn vật liệu thích hợp, không bị ăn mòn dưới tác động của môi trường được dự kiến. Điểu cẩn thiết là phải biết sự chịu đựng ăn mòn của vật liệu đổi với những tác động môi trường khác nhau (Bảng 1).
[Only registered and activated users can see links]
Thường xuyên vì lý do kỹ thuật, thí dụ như đòi hỏi vé độ bền hay do kinh phí, người ta không thể lựa chọn vật liệu thuận lợi nhất theo quan điểm về ăn mòn. Như vậy người ta phải bảo vệ vật liệu đã được định trước bằng những biện pháp ngăn ngừa ăn mòn.
Thiết kế thích ứng với sự chống ăn mòn
Cấu kiện và máy móc nên được thiết kế như thế nào để không có chỗ nguy cơ bị ăn mòn (Hình 1):
[Only registered and activated users can see links]
Loại trừ ăn mòn tiếp xúc bằng cách dùng vật liệu giống nhau trong nhóm cấu kiện hoặc lớp giữa để cách ly.
Tránh có khe hở bằng cách thực hiện mối hàn đúng cách thay vì kết nối bulông. Sử dụng tiết diện kín thí dụ ống tròn.
Cắn tạo bề mặt láng nhiều như có thể, thí dụ như qua mài hay đánh bóng.
Loại bỏ đỉnh ứng suất trong cấu kiện bằng cách tránh sử dụng khía sắc cạnh hoặc cách chuyển tiếp đột ngột giữa tiết diện.
Giảm tính ăn mòn của chất bao quanh
Trong nhiều trường hợp, không phải toàn thể mà chỉ từng thành phần của chất bao quanh có tác động ăn mòn, thí dụ như độ ẩm của không khí hay ion axit trong chất bôi trơn làm nguội. Bằng cách tách rời chất ăn mòn ra khỏi môi trường bao quanh người ta có thể giảm tác động ăn mòn một cách đáng kể hoặc loại trừ hẳn. Cách này phẩn nào có thể thực hiện bằng cách đơn giản.
Thí dụ: Chất bôi trơn làm nguội và chất bôi trơn được pha thêm vào chất kìm hãm (chất ức chế) ăn mòn. Chất này kết hợp với thành phần ăn mòn đã được đưa vào, thí dụ như muối hay ion axit, và làm cho chúng vô hại.
Bảo vệ chống ăn mòn trong lúc và sau khi gia công cắt gọt
Trong lúc gia công cắt gọt, sự ăn mòn bị cản trở bằng chất kìm hãm được pha vào chất làm nguội và bôi trơn. Chất kìm hãm là chất gây tác dụng thụ động có dạng dầu hay chất dạng như muối. Chúng kết thành trên vật liệu một lớp mỏng bảo vệ chỉ dày độ vài lớp phân tử không nhìn thẫy bằng mất thường. Ngay sau khi gia công xong phải tẩy nước với dung dịch cắt gọt (chất làm nguội và bôi trơn) dính ở bề mặt chi tiết để bảo vệ cho đến bước gia công kế tiếp. Để thực hiện điều này người ta nhúng chi tiết vào dầu chống ăn mòn cộng thêm với phụ chất kìm hãm và chất choán chỗ của nước. Chi tiết cẩn đưa vào kho sau khi sản xuất, được làm sạch và làm khô rồi nhúng vào sơn trong để phủ một lớp mỏng (Hình 1) hoặc được bọc bằng một lớp giấy đặc biệt có thấm dầu để bảo vệ chống ăn mòn.
[Only registered and activated users can see links]
Hình 1: Dụng cụ và cấu kiện được bảo vệ
Phương pháp bảo vệ chống ăn mòn bằng cách tô một lớp phim mỏng hay một lớp bảo vệ lên trên cấu kiện được ứng dụng ở thép carbon, thép hợp kim thấp hay vật liệu gang sất. Tùy theo thời gian bảo vệ muốn đạt tới, tính chất của bề mặt vật liệu được yêu cẩu và các chất ăn mòn mà người ta sửdụng những cách tráng (phủ lớp) khác nhau.
Chọn lựa vật liệu thích hợp
Việc bảo vệ chống ăn mòn cho một cấu kiện tốt nhất và ít tốn kém nhất là sự lựa chọn vật liệu thích hợp, không bị ăn mòn dưới tác động của môi trường được dự kiến. Điểu cẩn thiết là phải biết sự chịu đựng ăn mòn của vật liệu đổi với những tác động môi trường khác nhau (Bảng 1).
[Only registered and activated users can see links]
Thường xuyên vì lý do kỹ thuật, thí dụ như đòi hỏi vé độ bền hay do kinh phí, người ta không thể lựa chọn vật liệu thuận lợi nhất theo quan điểm về ăn mòn. Như vậy người ta phải bảo vệ vật liệu đã được định trước bằng những biện pháp ngăn ngừa ăn mòn.
Thiết kế thích ứng với sự chống ăn mòn
Cấu kiện và máy móc nên được thiết kế như thế nào để không có chỗ nguy cơ bị ăn mòn (Hình 1):
[Only registered and activated users can see links]
Loại trừ ăn mòn tiếp xúc bằng cách dùng vật liệu giống nhau trong nhóm cấu kiện hoặc lớp giữa để cách ly.
Tránh có khe hở bằng cách thực hiện mối hàn đúng cách thay vì kết nối bulông. Sử dụng tiết diện kín thí dụ ống tròn.
Cắn tạo bề mặt láng nhiều như có thể, thí dụ như qua mài hay đánh bóng.
Loại bỏ đỉnh ứng suất trong cấu kiện bằng cách tránh sử dụng khía sắc cạnh hoặc cách chuyển tiếp đột ngột giữa tiết diện.
Giảm tính ăn mòn của chất bao quanh
Trong nhiều trường hợp, không phải toàn thể mà chỉ từng thành phần của chất bao quanh có tác động ăn mòn, thí dụ như độ ẩm của không khí hay ion axit trong chất bôi trơn làm nguội. Bằng cách tách rời chất ăn mòn ra khỏi môi trường bao quanh người ta có thể giảm tác động ăn mòn một cách đáng kể hoặc loại trừ hẳn. Cách này phẩn nào có thể thực hiện bằng cách đơn giản.
Thí dụ: Chất bôi trơn làm nguội và chất bôi trơn được pha thêm vào chất kìm hãm (chất ức chế) ăn mòn. Chất này kết hợp với thành phần ăn mòn đã được đưa vào, thí dụ như muối hay ion axit, và làm cho chúng vô hại.
Bảo vệ chống ăn mòn trong lúc và sau khi gia công cắt gọt
Trong lúc gia công cắt gọt, sự ăn mòn bị cản trở bằng chất kìm hãm được pha vào chất làm nguội và bôi trơn. Chất kìm hãm là chất gây tác dụng thụ động có dạng dầu hay chất dạng như muối. Chúng kết thành trên vật liệu một lớp mỏng bảo vệ chỉ dày độ vài lớp phân tử không nhìn thẫy bằng mất thường. Ngay sau khi gia công xong phải tẩy nước với dung dịch cắt gọt (chất làm nguội và bôi trơn) dính ở bề mặt chi tiết để bảo vệ cho đến bước gia công kế tiếp. Để thực hiện điều này người ta nhúng chi tiết vào dầu chống ăn mòn cộng thêm với phụ chất kìm hãm và chất choán chỗ của nước. Chi tiết cẩn đưa vào kho sau khi sản xuất, được làm sạch và làm khô rồi nhúng vào sơn trong để phủ một lớp mỏng (Hình 1) hoặc được bọc bằng một lớp giấy đặc biệt có thấm dầu để bảo vệ chống ăn mòn.
[Only registered and activated users can see links]
Hình 1: Dụng cụ và cấu kiện được bảo vệ
Phương pháp bảo vệ chống ăn mòn bằng cách tô một lớp phim mỏng hay một lớp bảo vệ lên trên cấu kiện được ứng dụng ở thép carbon, thép hợp kim thấp hay vật liệu gang sất. Tùy theo thời gian bảo vệ muốn đạt tới, tính chất của bề mặt vật liệu được yêu cẩu và các chất ăn mòn mà người ta sửdụng những cách tráng (phủ lớp) khác nhau.