haihoang_boy
22-01-2018, 09:43 PM
Trong bài viết hôm nay, Thuviencokhi ([Only registered and activated users can see links]) sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống làm mát cho động cơ
Động cơ tạo ra năng lượng bằng cách chuyển hóa năng lượng hóa học của nhiên liệu thành năng lượng nhiệt thông qua quá trình đốt cháy. Một phần tổng nhiệt được sinh ra trong quá trình đốt cháy được sử dụng để đẩy piston đi xuống do đó tạo ra năng lượng cần thiết. Một phần lượng nhiệt được mang đi bởi các chất khí thải thông qua các xu páp thải, lượng nhiệt còn lại hấp thụ bởi chính động cơ nên làm cho nhiệt của chúng tăng lên.Nhiệt nóng của động cơ được hấp thụ bởi hệ thống làm mát để đưa động cơ hoạt động ở phạm vi bình thường.
[Only registered and activated users can see links]
Giải thích nghĩa của từ trong sơ đồ:
- Heater core: lõi giàn sưởi
- Heater hoses: vòi dẫn vào giàn sưởi
- Fan: quạt làm mát
- Lower hose: ống dẫn nước ở dưới
- Pressure cap: nắp chịu áp lực
- Radiator: bộ tản nhiệt
- Reserve tank : bình nước dự phòng
- Thermostat: van hằng nhiệt
- Transmission cooler: bộ làm mát chuyển đổi
- Water pump: bơm nước
Trên thực tế có hai loại hệ thống làm mát chính trên xe hơi: làm mát bằng chất lỏng và làm mát bằng khí. Các động cơ làm mát bằng khí chỉ được tìm thấy trên một vài dòng xe cổ như của Chevrolet Corvair, Volkswagen Beetle và một vài chiếc khác. Rất nhiều động cơ moto vẫn sử dụng hệ thống làm mát bằng khí tuy nhiên thì phần lớn các phương tiện xe hơi và xe tải bây giờ đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng( có thể là nước, dầu bôi trơn làm mát). Trên động cơ oto sử dụng một số loại hệ thống trong đó hệ thống phổ biến nhất là hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức
Hoạt động và cấu tạo của hệ thống:
Hệ thống làm mát được cấu tạo bởi các ống dẫn trong đó là động cơ và nắp xilanh, bơm được dùng để điều phối chất làm mát , van hằng nhiệt dùng để kiểm soát nhiệt độ của chất làm mát, bộ tản nhiệt có tác dụng làm mát và nắp tản nhiệt có tác dụng kiểm soát áp suất trong hệ thống và ngoài ra còn các ống dẫn khác giúp điều phối chất làm mát từ động cơ sang lưới tản nhiệt cũng như hệ thống lò sấy khi mà chất làm nóng được dùng để làm sưởi ấm nội thất trong xe vào những ngày đông lạnh.
Khi hệ thống làm mát hoạt động, chất làm mát đi vào các ống dẫn trong thân xilanh và nắp xi lanh. Khi chất làm mát chảy trong các ống dẫn nó làm hạ nhiệt cho động cơ. Dòng nước bị làm nóng sau đó đi tới bộ tản nhiệt thông qua một đường ống cao su , khi chúng đi qua một đường ống nhỏ trong bộ tản nhiệt, dòng nước nóng sẽ được làm mát bởi luồng không khí đi vào thông qua lưới tản nhiệt ở phía trước xe. Khi chúng đã được làm mát chúng quay trở lại động cơ để hấp thụ thêm nhiệt. Bơm đóng vai trò bơm chất làm mát quay ngược trở lại. Van hằng nhiệt nằm ở giữa động cơ và lưới tản nhiệt đóng vai trò giữ nhiệt của chất làm mát luôn ở nhiệt độ định trước, nếu nhiệt độ của chất làm mát dưới mức định trước, van hằng nhiệt sẽ khóa , chất làm mát chảy tới bộ tản nhiệt, thay vì trực tiếp quay lại để làm mát động cơ. Chất làm mát vẫn cứ tiếp tục tuần hoàn như thế cho đến khi nó đạt tới nhiệt độ định trước, thì van hằng nhiệt sẽ mở và cho chất làm mát đi qua.
Để tránh việc chất làm mát có thể sôi, hệ thống đã được áp suất hóa. Dưới áp suất này, nhiệt độ sôi của chất làm mát sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên nếu gây quá nhiều áp lực sẽ gây ra hiện tượng các ống dẫn và các bộ phận khác cháy nổ, vì vậy hệ thống sẽ phải giảm áp suất nếu nó vượt quá ngưỡng cho phép. Nhiệm vụ này do nắp bộ tản nhiệt đảm nhiệm. Nắp có thiết kế để giảm áp suất nếu nó đạt ngưỡng quá cao so với khả năng của hệ thống có thể xử lý được. một hệ thống phụ dùng để thu nạp lại chất lỏng xả ra sẽ được giữ lại ở bình nước dự trữ. Chất lỏng này sẽ quay lại hệ thống khi động cơ đã được làm mát.
Động cơ tạo ra năng lượng bằng cách chuyển hóa năng lượng hóa học của nhiên liệu thành năng lượng nhiệt thông qua quá trình đốt cháy. Một phần tổng nhiệt được sinh ra trong quá trình đốt cháy được sử dụng để đẩy piston đi xuống do đó tạo ra năng lượng cần thiết. Một phần lượng nhiệt được mang đi bởi các chất khí thải thông qua các xu páp thải, lượng nhiệt còn lại hấp thụ bởi chính động cơ nên làm cho nhiệt của chúng tăng lên.Nhiệt nóng của động cơ được hấp thụ bởi hệ thống làm mát để đưa động cơ hoạt động ở phạm vi bình thường.
[Only registered and activated users can see links]
Giải thích nghĩa của từ trong sơ đồ:
- Heater core: lõi giàn sưởi
- Heater hoses: vòi dẫn vào giàn sưởi
- Fan: quạt làm mát
- Lower hose: ống dẫn nước ở dưới
- Pressure cap: nắp chịu áp lực
- Radiator: bộ tản nhiệt
- Reserve tank : bình nước dự phòng
- Thermostat: van hằng nhiệt
- Transmission cooler: bộ làm mát chuyển đổi
- Water pump: bơm nước
Trên thực tế có hai loại hệ thống làm mát chính trên xe hơi: làm mát bằng chất lỏng và làm mát bằng khí. Các động cơ làm mát bằng khí chỉ được tìm thấy trên một vài dòng xe cổ như của Chevrolet Corvair, Volkswagen Beetle và một vài chiếc khác. Rất nhiều động cơ moto vẫn sử dụng hệ thống làm mát bằng khí tuy nhiên thì phần lớn các phương tiện xe hơi và xe tải bây giờ đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng( có thể là nước, dầu bôi trơn làm mát). Trên động cơ oto sử dụng một số loại hệ thống trong đó hệ thống phổ biến nhất là hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức
Hoạt động và cấu tạo của hệ thống:
Hệ thống làm mát được cấu tạo bởi các ống dẫn trong đó là động cơ và nắp xilanh, bơm được dùng để điều phối chất làm mát , van hằng nhiệt dùng để kiểm soát nhiệt độ của chất làm mát, bộ tản nhiệt có tác dụng làm mát và nắp tản nhiệt có tác dụng kiểm soát áp suất trong hệ thống và ngoài ra còn các ống dẫn khác giúp điều phối chất làm mát từ động cơ sang lưới tản nhiệt cũng như hệ thống lò sấy khi mà chất làm nóng được dùng để làm sưởi ấm nội thất trong xe vào những ngày đông lạnh.
Khi hệ thống làm mát hoạt động, chất làm mát đi vào các ống dẫn trong thân xilanh và nắp xi lanh. Khi chất làm mát chảy trong các ống dẫn nó làm hạ nhiệt cho động cơ. Dòng nước bị làm nóng sau đó đi tới bộ tản nhiệt thông qua một đường ống cao su , khi chúng đi qua một đường ống nhỏ trong bộ tản nhiệt, dòng nước nóng sẽ được làm mát bởi luồng không khí đi vào thông qua lưới tản nhiệt ở phía trước xe. Khi chúng đã được làm mát chúng quay trở lại động cơ để hấp thụ thêm nhiệt. Bơm đóng vai trò bơm chất làm mát quay ngược trở lại. Van hằng nhiệt nằm ở giữa động cơ và lưới tản nhiệt đóng vai trò giữ nhiệt của chất làm mát luôn ở nhiệt độ định trước, nếu nhiệt độ của chất làm mát dưới mức định trước, van hằng nhiệt sẽ khóa , chất làm mát chảy tới bộ tản nhiệt, thay vì trực tiếp quay lại để làm mát động cơ. Chất làm mát vẫn cứ tiếp tục tuần hoàn như thế cho đến khi nó đạt tới nhiệt độ định trước, thì van hằng nhiệt sẽ mở và cho chất làm mát đi qua.
Để tránh việc chất làm mát có thể sôi, hệ thống đã được áp suất hóa. Dưới áp suất này, nhiệt độ sôi của chất làm mát sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên nếu gây quá nhiều áp lực sẽ gây ra hiện tượng các ống dẫn và các bộ phận khác cháy nổ, vì vậy hệ thống sẽ phải giảm áp suất nếu nó vượt quá ngưỡng cho phép. Nhiệm vụ này do nắp bộ tản nhiệt đảm nhiệm. Nắp có thiết kế để giảm áp suất nếu nó đạt ngưỡng quá cao so với khả năng của hệ thống có thể xử lý được. một hệ thống phụ dùng để thu nạp lại chất lỏng xả ra sẽ được giữ lại ở bình nước dự trữ. Chất lỏng này sẽ quay lại hệ thống khi động cơ đã được làm mát.