haihoang_boy
21-01-2018, 10:22 PM
Hôm nay, Thuviencokhi ([Only registered and activated users can see links]) sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ bốn kì
[Only registered and activated users can see links]
Giải thích nghĩa từ vựng trong hình:
- Intake valve, rocker arm, spring: van nạp, cò mổ (xu-pap) nạp, lò xo
- Valve cover: nắp van
- Intake port: cổ hút
- Head: nắp xi lanh
- Coolant: chất làm mát
- Engine block: khối xi lanh
- Oil pan: cac-te dầu
- Oil sump: cac-te dầu ở dưới
- Camshaft: trục cam
- Exhaust valve, rocker arm, spring: van xả, xu- páp thải, lò xo
- Spark plug: bộ đánh lửa, (bugi)
- Exhaust port: cổ xả
- Piston: pít- tông
- Connecting rod: thanh truyền
- Rod bearing: bạc đạn cần pít tông
- Crankshaft: trục khuỷu
Chu trình hoạt động của động cơ 4 kỳ:
Động cơ đốt trong bốn kì là động cơ phổ biến trong các loại động cơ nhỏ,pít tông trải qua bốn kì mới hoàn thành chu trình hoạt động (kì nạp, kì nén, kì nổ (kì sinh công), kì xả)
[Only registered and activated users can see links]
1. Kì nạp
Kì này là kì mà hỗn hợp xăng khí được đưa vào trong buồng đốt. Khi pit tông di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới áp suất trong khối xi lanh giảm, đồng thời ở kì này van nạp mở không khí ở bên ngoài đẩy hỗn hợp xăng khí đi vào buồng đốt, hỗn hợp xăng khí tiếp tục đi vào khi pít tông chuyển hướng đi lên. Van nạp mở cho đến khi khoang xi lanh được lấp đầy bởi hỗn hợp xăng khí.
2. Kì nén
Đây là kì mà hỗn hợp xăng khí bị nén lại ở trong xi lanh. Buồng đốt được đậy kín để nạp liệu. Nạp liệu ở đây là lượng hỗn hợp xăng khí có trong buồng đốt để chuẩn bị cho việc đánh lửa. Việc nhiên liệu đánh lửa sinh ra nhiều công hơn cũng nhờ vào quá trình nén hỗn hợp xăng khí này. Trong kì này thì cả hai van nạp và van xả đều phải đóng lại để đảm bảo buồng đốt thực hiện kì nén một cách hiệu quả nhất. Nén là quá trình làm giảm hoặc ép một khối lượng lớn xuống một khối lượng nhỏ hơn chứa trong buồng đốt.Bánh đà sẽ giúp duy trì lực momen cần thiết để nén nhiên liệu.
3. Kì nổ (kì sinh công)
Tại kì này điểm tiếp điện được mở ra , việc mở ra đột ngột dẫn tới sản sinh ra tia lửa điện trong buồng đốt và giúp đốt cháy hỗn hợp xăng khí. Việc đốt cháy hỗn hợp xăng khí tạo ra một lượng nhiệt lớn và khí thải trong buồng đốt.Khi nhiệt lượng được tạo ra các giọt nhiên liệu được bốc hơi hoàn toàn . Việc tăng diện tích bề mặt các giọt nhiên liệu tiếp xúc với nhiên liệu khiến cho quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra trong buồng đốt xảy ra hoàn toàn. Khi tăng diện tích bề mặt nhiên liệu hóa hơi nhiều hơn khi chúng tồn tại ở thể lỏng. không giống như trong kì nén, khí nóng làm việc trong pít tông trong suốt quá trình sinh công, lực thông qua thanh truyền tới trục khuỷu, chuyển động tịnh tiến của pit tông được chuyển thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu. Công được sinh ra làm quay trục, quay cánh bơm, nén khí cho các xilanh bên cạnh.
4. Kì xả
Tại kì này lượng nhiệt còn lại trong kì sinh công được truyền tới khoang chứa nước cho đến khi bằng áp suất không khí bên ngoài. Van xả được mở ra khi trục cam đẩy xu páp thải . Mục đích của kì thải là làm sạch xilanh để chuẩn bị cho chu trình cháy nổ tiếp theo. Khi kì xả bắt đầu trong xi lanh và buồng đốt sẽ chứa nhiều khí thải ở áp suất thấp. Bởi , khi van xả mở,khí thải thoát ra ngoài. Van nạp đóng và tiếp điện mở trong suốt quá trình pít tông di chuyển. Và cuối kì xả, van xả sẽ đóng lại và một chu trình lặp lại bắt đầu.
[Only registered and activated users can see links]
Giải thích nghĩa từ vựng trong hình:
- Intake valve, rocker arm, spring: van nạp, cò mổ (xu-pap) nạp, lò xo
- Valve cover: nắp van
- Intake port: cổ hút
- Head: nắp xi lanh
- Coolant: chất làm mát
- Engine block: khối xi lanh
- Oil pan: cac-te dầu
- Oil sump: cac-te dầu ở dưới
- Camshaft: trục cam
- Exhaust valve, rocker arm, spring: van xả, xu- páp thải, lò xo
- Spark plug: bộ đánh lửa, (bugi)
- Exhaust port: cổ xả
- Piston: pít- tông
- Connecting rod: thanh truyền
- Rod bearing: bạc đạn cần pít tông
- Crankshaft: trục khuỷu
Chu trình hoạt động của động cơ 4 kỳ:
Động cơ đốt trong bốn kì là động cơ phổ biến trong các loại động cơ nhỏ,pít tông trải qua bốn kì mới hoàn thành chu trình hoạt động (kì nạp, kì nén, kì nổ (kì sinh công), kì xả)
[Only registered and activated users can see links]
1. Kì nạp
Kì này là kì mà hỗn hợp xăng khí được đưa vào trong buồng đốt. Khi pit tông di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới áp suất trong khối xi lanh giảm, đồng thời ở kì này van nạp mở không khí ở bên ngoài đẩy hỗn hợp xăng khí đi vào buồng đốt, hỗn hợp xăng khí tiếp tục đi vào khi pít tông chuyển hướng đi lên. Van nạp mở cho đến khi khoang xi lanh được lấp đầy bởi hỗn hợp xăng khí.
2. Kì nén
Đây là kì mà hỗn hợp xăng khí bị nén lại ở trong xi lanh. Buồng đốt được đậy kín để nạp liệu. Nạp liệu ở đây là lượng hỗn hợp xăng khí có trong buồng đốt để chuẩn bị cho việc đánh lửa. Việc nhiên liệu đánh lửa sinh ra nhiều công hơn cũng nhờ vào quá trình nén hỗn hợp xăng khí này. Trong kì này thì cả hai van nạp và van xả đều phải đóng lại để đảm bảo buồng đốt thực hiện kì nén một cách hiệu quả nhất. Nén là quá trình làm giảm hoặc ép một khối lượng lớn xuống một khối lượng nhỏ hơn chứa trong buồng đốt.Bánh đà sẽ giúp duy trì lực momen cần thiết để nén nhiên liệu.
3. Kì nổ (kì sinh công)
Tại kì này điểm tiếp điện được mở ra , việc mở ra đột ngột dẫn tới sản sinh ra tia lửa điện trong buồng đốt và giúp đốt cháy hỗn hợp xăng khí. Việc đốt cháy hỗn hợp xăng khí tạo ra một lượng nhiệt lớn và khí thải trong buồng đốt.Khi nhiệt lượng được tạo ra các giọt nhiên liệu được bốc hơi hoàn toàn . Việc tăng diện tích bề mặt các giọt nhiên liệu tiếp xúc với nhiên liệu khiến cho quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra trong buồng đốt xảy ra hoàn toàn. Khi tăng diện tích bề mặt nhiên liệu hóa hơi nhiều hơn khi chúng tồn tại ở thể lỏng. không giống như trong kì nén, khí nóng làm việc trong pít tông trong suốt quá trình sinh công, lực thông qua thanh truyền tới trục khuỷu, chuyển động tịnh tiến của pit tông được chuyển thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu. Công được sinh ra làm quay trục, quay cánh bơm, nén khí cho các xilanh bên cạnh.
4. Kì xả
Tại kì này lượng nhiệt còn lại trong kì sinh công được truyền tới khoang chứa nước cho đến khi bằng áp suất không khí bên ngoài. Van xả được mở ra khi trục cam đẩy xu páp thải . Mục đích của kì thải là làm sạch xilanh để chuẩn bị cho chu trình cháy nổ tiếp theo. Khi kì xả bắt đầu trong xi lanh và buồng đốt sẽ chứa nhiều khí thải ở áp suất thấp. Bởi , khi van xả mở,khí thải thoát ra ngoài. Van nạp đóng và tiếp điện mở trong suốt quá trình pít tông di chuyển. Và cuối kì xả, van xả sẽ đóng lại và một chu trình lặp lại bắt đầu.