haihoang_boy
21-01-2018, 10:02 PM
Hôm nay, Thuviencokhi ([Only registered and activated users can see links]) sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hệ thống chống bó cứng phanh - Anti lock braking system
Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh ABS
Anti-lock Braking System (Hệ thống phanh ABS) là một hệ thống sử dụng tổng hợp các cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình phanh xe. Hệ thống này giám sát tốc độ của các bánh khi có hiện tượng phanh đột ngột. Khi một hoặc nhiều lốp có hiện tượng bó cứng, hệ thống này sẽ điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh và thực hiện khả năng bóp nhả liên tục của mình, loại bỏ khả năng lốp bó cứng bị dê trượt – duy trì khả năng điều khiển xe được chính xác. Hệ thống máy tính trên xe có trang bị phanh ABS sẽ thay đổi áp lực phanh khoảng 32 lần/giây, hệ thống sẽ bóp nhả liên tục từ mức áp lực tối đa lên một bánh xe đến khi mức áp lực bằng không.
[Only registered and activated users can see links]
Giải thích nghĩa của từ trong hình:
1. wheel sensor: Cảm biến tốc độ
2. gear pulser: xung thiết bị
3. brake disc: đĩa phanh
4. control module: CPU điều khiển
5. modulator unit: bộ phận điều khiển
Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại hiện nay thường gồm một máy tính điều khiển, 4 cảm biến tốc độ được đặt trên từng bánh và các van thủy lực trên mỗi bánh. Khi CPU máy tính điều khiển nhận thấy một hay nhiều bánh nào đó có tốc độ quay chậm hơn mức quy định so với các bánh còn lại, nó sẽ tự động giảm áp suất thủy lực tác động lên phanh. Tương tự như vậy, nếu một trong các bánh quay quá nhanh so với các bánh khác, chíp điện tử sẽ động tác động lực trở lại, đồng thời tạo độ rung giật ở bàn đạp phanh để báo cho người lái biết hệ thống phanh ABS đang hoạt động. Khi hoạt động, hệ thống phanh ABS nhả – nhấn piston khoảng 15 lần mỗi giây. Nhờ đó khi xảy ra các tình huống khẩn cấp hệ thống ABS sẽ giúp người lái có thể kiểm soát chu trình chuyển động trong suốt quá trình phanh.
Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh ABS
Anti-lock Braking System (Hệ thống phanh ABS) là một hệ thống sử dụng tổng hợp các cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình phanh xe. Hệ thống này giám sát tốc độ của các bánh khi có hiện tượng phanh đột ngột. Khi một hoặc nhiều lốp có hiện tượng bó cứng, hệ thống này sẽ điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh và thực hiện khả năng bóp nhả liên tục của mình, loại bỏ khả năng lốp bó cứng bị dê trượt – duy trì khả năng điều khiển xe được chính xác. Hệ thống máy tính trên xe có trang bị phanh ABS sẽ thay đổi áp lực phanh khoảng 32 lần/giây, hệ thống sẽ bóp nhả liên tục từ mức áp lực tối đa lên một bánh xe đến khi mức áp lực bằng không.
[Only registered and activated users can see links]
Giải thích nghĩa của từ trong hình:
1. wheel sensor: Cảm biến tốc độ
2. gear pulser: xung thiết bị
3. brake disc: đĩa phanh
4. control module: CPU điều khiển
5. modulator unit: bộ phận điều khiển
Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại hiện nay thường gồm một máy tính điều khiển, 4 cảm biến tốc độ được đặt trên từng bánh và các van thủy lực trên mỗi bánh. Khi CPU máy tính điều khiển nhận thấy một hay nhiều bánh nào đó có tốc độ quay chậm hơn mức quy định so với các bánh còn lại, nó sẽ tự động giảm áp suất thủy lực tác động lên phanh. Tương tự như vậy, nếu một trong các bánh quay quá nhanh so với các bánh khác, chíp điện tử sẽ động tác động lực trở lại, đồng thời tạo độ rung giật ở bàn đạp phanh để báo cho người lái biết hệ thống phanh ABS đang hoạt động. Khi hoạt động, hệ thống phanh ABS nhả – nhấn piston khoảng 15 lần mỗi giây. Nhờ đó khi xảy ra các tình huống khẩn cấp hệ thống ABS sẽ giúp người lái có thể kiểm soát chu trình chuyển động trong suốt quá trình phanh.