haihoang_boy
30-04-2016, 12:16 PM
Khuyết tật vật đúc được cho làm 7 nhóm:
NHÓM 1: Sai hình dáng, kích thước và trọng lượng bao gồm các khuyết tật:
Thiếu hụt là vật đúc không đủ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khắc phục này.
- Lượng kim loại rót không đủ
- Độ chảy loãng thấp, nhiệt độ rót thấp.
- Kim loại lỏng thoát ra do lắp ráp không kín, kẹp chặt hay đè khuôn thiếu lực.
- Hệ thống thoát khí không đạt yêu cầu tạo áp lực trong khuôn tăng lên đến mức kim loại lỏng không điền đầy được
- Kích thước hệ thống rót nhỏ
- Thành vật đúc mỏng
Lệch là do đặt mẫu sai, định vị lỗi không tốt, ráp khuôn thiếu chính xác và kẹp khuôn lỏng
Vênh là do kết cấu vật đúc không hợp lý, không đảm bảo cứng vững, do mẫu bị công vênh, do công nghệ rót, làm nguội không hợp lý hoặc là do ứng suất bên trong vật đúc khi kết tinh
[Only registered and activated users can see links]
Sứt là do thao tác phá khuôn, cắt hệ thống rót, đậu ngót bị sứt mẻ một tí
Sai kích thước, trọng lượng là do kích thước mẫu hộp lõi thiết kế sai, lắp ráp và kiểm tra khuôn không cẩn thận
NHÓM 2: Khuyết tật bề mặt
Cháy cát:
- Do độ bền nhiệt hỗn hợp kém, nhiệt độ rót quá cao, hệ thống rót thiếu hợp lý để kim loại tập trung cục bộ quá lớn làm cháy hỗn hợp ở đó.
- Lớp sơn khuôn không đảm bảo
Khớp:
- Do rót thiếu liên tục
- Độ chảy loãng kém
- Hệ thống rót không hợp lý
Lõm:
- Do khuôn bị bể để lại lượng hỗn hợp chiếm chỗ trong lòng khuôn
NHÓM 3:
Nứt: là khuyết tật tương đối nguy hiểm đối với vât đúc
+ Nứt nóng
DO kim loại bị kiềm hãm bởi độ lún của khuôn và lỗi kém. Nhưng hợp kim có độ co chiều dài nhỏ ít bị nứt nóng.
+ Nứt nguội
Biện pháp khắc phục
+ Kết cấu vật đúc: Thiết kế vật đúc phải đảm bảo chiều dày thành đồng đều hoặc chỉ sai lệch trong phạm vi cho phép. Những chỗ giao nhau phải có góc lượng thích hợp
+ Về mặt công nghệ: đảm bảo độ lún của khuôn lõi, bố trí hệ thống rót hợp lý. Xương lỗi đặt sát bề mặt lỗi làm giảm tính lún
NHÓM 4: Lỗ hỏng trong vật đúc
- Rỗ khí
Biện pháp: giảm lượng khí sinh ra khi nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn, ngăn ngừa không cho nguồn tạo khí tiếp xúc với kim loại lỏng khi rót cần đảm bảo:
+ Vật liệu nấu sạch va khô
+ Rút ngắn thời gian nấu chảy, nhất là thời gian quá nhiệt
+ Hỗn hợp khuôn và lõi phải thông khí tốt
+ Đặt đâu hơi hợp lý
+ Khử khí trước khi rót bằng cách thổi vào kim loại lỏng những chất khí hòa tan có áp suất riêng nhỏ
Tốt nhất là nấu chảy kim loại trong chân không
- Rỗ co
Do kết cấu vật đúc không hợp lý, bố trí hệ thống rót, đậu ngót, không đúng nên không đón được hướng đông đặt
NHÓM 5: Lẫn tạp chất
Rổ xĩ, rổ cát:
Do lọc xỉ không tốt, không khử hết oxy khi nấu
Nhiệt độ rót thấp
Độ bền khuôn kém
Hệ thống rót không hợp lý
NHÓM 6: Sai tổ chức
Tốc độ nguội không hợp lý, không đều, gây ra thiên tích về thành phần hóa học và thiên tích về tổ chức trong kim loại vật đúc
NHÓM 7:
Sai thành phần hóa học và cơ tính
Do mẻ nguyên liệu đưa vào tính toán sai
NHÓM 1: Sai hình dáng, kích thước và trọng lượng bao gồm các khuyết tật:
Thiếu hụt là vật đúc không đủ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khắc phục này.
- Lượng kim loại rót không đủ
- Độ chảy loãng thấp, nhiệt độ rót thấp.
- Kim loại lỏng thoát ra do lắp ráp không kín, kẹp chặt hay đè khuôn thiếu lực.
- Hệ thống thoát khí không đạt yêu cầu tạo áp lực trong khuôn tăng lên đến mức kim loại lỏng không điền đầy được
- Kích thước hệ thống rót nhỏ
- Thành vật đúc mỏng
Lệch là do đặt mẫu sai, định vị lỗi không tốt, ráp khuôn thiếu chính xác và kẹp khuôn lỏng
Vênh là do kết cấu vật đúc không hợp lý, không đảm bảo cứng vững, do mẫu bị công vênh, do công nghệ rót, làm nguội không hợp lý hoặc là do ứng suất bên trong vật đúc khi kết tinh
[Only registered and activated users can see links]
Sứt là do thao tác phá khuôn, cắt hệ thống rót, đậu ngót bị sứt mẻ một tí
Sai kích thước, trọng lượng là do kích thước mẫu hộp lõi thiết kế sai, lắp ráp và kiểm tra khuôn không cẩn thận
NHÓM 2: Khuyết tật bề mặt
Cháy cát:
- Do độ bền nhiệt hỗn hợp kém, nhiệt độ rót quá cao, hệ thống rót thiếu hợp lý để kim loại tập trung cục bộ quá lớn làm cháy hỗn hợp ở đó.
- Lớp sơn khuôn không đảm bảo
Khớp:
- Do rót thiếu liên tục
- Độ chảy loãng kém
- Hệ thống rót không hợp lý
Lõm:
- Do khuôn bị bể để lại lượng hỗn hợp chiếm chỗ trong lòng khuôn
NHÓM 3:
Nứt: là khuyết tật tương đối nguy hiểm đối với vât đúc
+ Nứt nóng
DO kim loại bị kiềm hãm bởi độ lún của khuôn và lỗi kém. Nhưng hợp kim có độ co chiều dài nhỏ ít bị nứt nóng.
+ Nứt nguội
Biện pháp khắc phục
+ Kết cấu vật đúc: Thiết kế vật đúc phải đảm bảo chiều dày thành đồng đều hoặc chỉ sai lệch trong phạm vi cho phép. Những chỗ giao nhau phải có góc lượng thích hợp
+ Về mặt công nghệ: đảm bảo độ lún của khuôn lõi, bố trí hệ thống rót hợp lý. Xương lỗi đặt sát bề mặt lỗi làm giảm tính lún
NHÓM 4: Lỗ hỏng trong vật đúc
- Rỗ khí
Biện pháp: giảm lượng khí sinh ra khi nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn, ngăn ngừa không cho nguồn tạo khí tiếp xúc với kim loại lỏng khi rót cần đảm bảo:
+ Vật liệu nấu sạch va khô
+ Rút ngắn thời gian nấu chảy, nhất là thời gian quá nhiệt
+ Hỗn hợp khuôn và lõi phải thông khí tốt
+ Đặt đâu hơi hợp lý
+ Khử khí trước khi rót bằng cách thổi vào kim loại lỏng những chất khí hòa tan có áp suất riêng nhỏ
Tốt nhất là nấu chảy kim loại trong chân không
- Rỗ co
Do kết cấu vật đúc không hợp lý, bố trí hệ thống rót, đậu ngót, không đúng nên không đón được hướng đông đặt
NHÓM 5: Lẫn tạp chất
Rổ xĩ, rổ cát:
Do lọc xỉ không tốt, không khử hết oxy khi nấu
Nhiệt độ rót thấp
Độ bền khuôn kém
Hệ thống rót không hợp lý
NHÓM 6: Sai tổ chức
Tốc độ nguội không hợp lý, không đều, gây ra thiên tích về thành phần hóa học và thiên tích về tổ chức trong kim loại vật đúc
NHÓM 7:
Sai thành phần hóa học và cơ tính
Do mẻ nguyên liệu đưa vào tính toán sai