PDA

View Full Version : Phương pháp chọn phương án công nghệ của vật rèn


haihoang_boy
29-04-2016, 05:31 PM
Chọn phương án công nghệ

[Only registered and activated users can see links]

Khi thiết kế, cần đề ra một số phương án công nghệ và lựa chọn phương án nào hợp lý nhất đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Chọn phương án công nghệ gồm:

1. Chọn dạng sản xuất
Căn cứ vào hình dáng, kích thước khối lượng, yêu cầu kỹ thuật và sản lượng vật rèn mà người ta chọn dạng sản suất. Dạng sản suất có thể là đơn chiếc, hàng loạt ( nhỏ, vừa, lớn) và hàng khối.

Sản lượng chi tiết cho mỗi dạng sản xuất có thể tính như sau:

n=(Tck/Tct.a).100%

Trong đó:

Tck thời gian chuẩn bị kết thúc

Tct thời gian gia công 1 chi tiết

a hệ số

loạt nhỏ: a= 10-30

loạt lớn: a = 5 – 10

Từ sản lượng chi tiết, người ta chọn dạng sản xuất và quyết định rèn tự do, rèn khuôn....

2. Chọn loại phôi và thiết bị sơ bộ.
Tùy thuộc vào khối lượng vật rèn, người ta chọn loại phôi và thiết bị.

Loại phôi thường dùng trong rèn tự do là thép đúc, thép cán. thiết bị thường dùng là máy búa, máy ép

[Only registered and activated users can see links]

Khi chọn phôi và thiết bị ta phải tham khảo các số liệu kinh nghiệm

+ Vật rèn bằng thép cacbon và thép hợp kim, khối lượng G<200kg

- loại phôi: phôi đúc, phôi cán

- loại thiết bị: máy búa tấn khối lượng từ 100kg đến 7 tấn

+ Vật rèn bằng thép cacbon khối lượng G=1000-1500kg

-loại phôi: phôi đúc

-loại thiết bị: máy búa

+ Vật rèn bằng thép hợp kim, khối lượng G=200-500kg

-loại phôi: phôi đúc

-loại thiết bị: máy búa

+Vật rèn bằng thép cacbon khối lượng G>1500kg

Loại phôi: phôi đúc

Loại thiết bị: máy ép thủy lực từ 600-1500 tấn

3. Lựa chọn kết cấu và hình dáng hợp lý của vật rèn
Vì rèn tự do không thể gia công những chi tiết có kết cấu về hình dáng phức tạp bất kỳ, nên trên cơ sở cố gắng bảo đảm hình dáng kích thước của chi tiết, ta phải lựa chọn kết cấu, sửa đổi kết cấu vật rèn sao cho hợp lý nhất để có thể rèn được dễ dàng

Nguyên tắc lựa chọn hình dáng kết cấu hợp lý của vật rèn:

- Tránh thiết kế những vật rèn tự do có mặt côn và hình chêm nhất là những mặt côn và hình chêm nhỏ

- Tránh thiết kế những vật rèn có các bề mặt hình trụ giao nhau hay những giao tuyến của những bề mặt cắt nhau theo đường bậc 2 trở lên

- Tránh thiết kế vật rèn có nhiều bậc hoặc có các mặt cong phức tạp, nếu được thì đưa phần nhỏ ở giữa về cùng một phía để tiện khi rèn

- Tránh thiết kế những vật rèn có gân mỏng

- Không nên thiết kế những mặt bích gờ lồi và những chỗ lồi lõm nằm trong chi tiết

ĐỐi với những chi tiết có kết cấu cồng kềnh phức tạp, nếu có thể được thì phân chia thành nhiều phần đơn gian để dễ rèn, sau đó dùng phương pháp hàn , tán, ghép bulong, hoặc lắp ghép ….. để ghép chúng lại với nhau, cũng có thể dùng hàn để nói giữa các phần đúc có hình dáng phức tạp 1 với các phần rèn cơ bản 2.