haihoang_boy
29-04-2016, 05:28 PM
Thép thấm cacbon
[Only registered and activated users can see links]
Chế tạo các chi tiết cần độ dai để chịu va đập, có bề mặt cứng để chịu mài mòn ma sát.
Ví dụ như bánh răng hộp số, chốt piston, …
Bề mặt chi tiết được thấm một lớp cacbon rất mỏng (thường từ 0.2-1.2mm) nên có độ cứng cao.
Lõi mềm dẻo vì làm từ thép có lượng C thấp.
[Only registered and activated users can see links]
Đặc điểm về thành phần hóa học
Thành phần cacbon thấp (0.1-0.3%) để đảm bảo độ dai va đập.
Các nguyên tố hợp kim đưa vào thép làm tăng độ thấm tôi & còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thấm cacbon.
Vì vậy không hợp kim hóa thép thấm cacbon với Si, Co vì chúng cản trở quá trình thấm. Thường sử dụng các mác thép Cr, Cr-Ni, Cr-Mn-Ti…
Tính gia công rất kém, do phoi quá dẻo quấn lấy dao và bề mặt sau gia công không nhẵn bóng.
Đặc điểm về cơ tính
Sau khi thấm cacbon, tôi và ram cao, cơ tính của thép đạt:
Độ cứng bề mặt: 59-63 HRC
Độ cứng lõi: 30-42HRC
Độ dai va đập: ak = 700-1200kJ/m2
Độ bền kéo: σb = 600-1200 Mpa
Thép hợp kim sau khi tôi có cơ tính cao hơn thép cacbon.
Các nhóm thép thấm cacbon phổ biến
[Only registered and activated users can see links]
Nhóm thép cacbon
Gồm C10, C15, C20, C20, C25, CT38.
Dùng để chế tạo các chi tiết nhỏ (hoặc mỏng), có hình dạng đơn giản, không yêu cầu độ bền cao.
Nhiệt độ thấm ≤ 900 độ c để tránh hạt quá lớn.
Cơ tính của nhóm thép này sau khi thấm cacbon, tôi và ram thấp:
Độ cứng bề mặt ≥ 60 HRC
Độ dẻo: 15-20%
Độ bền kéo:500-600 Mpa
Độ bền chảy:300-400 Mpa
Nhóm thép crom
Gồm các mác 15Cr, 20Cr, 15CrV.
Chế tạo các chi tiết có đường kính từ 20-30 mm (nếu nhỏ hơn 20 mm thì có thể dùng nhóm thép …), chịu tải trung bình như trục cam, trục giữa xe đạp, trục pêđan.
Cơ tính của nhóm thép này sau khi thấm cacbon, tôi và ram thấp:
Độ cứng bề mặt ≥ 60 HRC
Độ dẻo: 10-12%
Độ bền kéo: 700-800 Mpa
Độ bền chảy: 500-600 Mpa
Nhóm thép crom – niken
Gồm các mác 20CrNi, 12CrNi3A, 12Cr2Ni4A, 18Cr2Ni4WA, 18Cr2Ni4MoA.
Hai mác cuối 18Cr2Ni4WA, 18Cr2Ni4MoA là thép hợp kim trung bình, được dùng cho các chi tiết đặc biệt quan trọng (bánh răng, trục động cơ máy bay, tàu biển).
Nếu tôi và ram thấp thì dùng để làm các chi tiết chịu tải trọng cao. Đem tôi và ram cao để làm các chi tiết chịu va đập.
Cơ tính sau khi thấm cacbon, tôi và ram thấp:
Độ cứng bề mặt ≥ 60 HRC
Độ dẻo: d = 10-12%
Độ bền kéo: σb = 1000-1200 Mpa
Độ bền chảy: σ0.2 = 700-950 Mpa
Nhóm thép crom – mangan – titan
Gồm 18CrMnTi,25CrMnTi, 30CrMnTi, 25CrMnMo. Nhóm thép này ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm trên của nhóm thép Cr-Ni.
Mn có tác dụng như Ni nhưng rẻ hơn. Ti làm nhỏ hạt → có thể nâng nhiệt độ thấm tôi lên đến 950C.
Dùng để làm các chi tiết quan trọng của ôtô, máy kéo (các bánh răng hộp số, bánh răng cầu sau và các trục quan trọng…). Khi cần độ dai va đập cao hơn người ta mới dùng nhóm thép crom-niken.
Cơ tính của nhóm thép này sau khi thấm cacbon, tôi và ram thấp:
Độ cứng bề mặt ≥ 60 HRC
Độ dẻo: 9-11%
Độ bền kéo: 1150-1500Mpa
Độ bền chảy: 900-1300 Mpa
[Only registered and activated users can see links]
Chế tạo các chi tiết cần độ dai để chịu va đập, có bề mặt cứng để chịu mài mòn ma sát.
Ví dụ như bánh răng hộp số, chốt piston, …
Bề mặt chi tiết được thấm một lớp cacbon rất mỏng (thường từ 0.2-1.2mm) nên có độ cứng cao.
Lõi mềm dẻo vì làm từ thép có lượng C thấp.
[Only registered and activated users can see links]
Đặc điểm về thành phần hóa học
Thành phần cacbon thấp (0.1-0.3%) để đảm bảo độ dai va đập.
Các nguyên tố hợp kim đưa vào thép làm tăng độ thấm tôi & còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thấm cacbon.
Vì vậy không hợp kim hóa thép thấm cacbon với Si, Co vì chúng cản trở quá trình thấm. Thường sử dụng các mác thép Cr, Cr-Ni, Cr-Mn-Ti…
Tính gia công rất kém, do phoi quá dẻo quấn lấy dao và bề mặt sau gia công không nhẵn bóng.
Đặc điểm về cơ tính
Sau khi thấm cacbon, tôi và ram cao, cơ tính của thép đạt:
Độ cứng bề mặt: 59-63 HRC
Độ cứng lõi: 30-42HRC
Độ dai va đập: ak = 700-1200kJ/m2
Độ bền kéo: σb = 600-1200 Mpa
Thép hợp kim sau khi tôi có cơ tính cao hơn thép cacbon.
Các nhóm thép thấm cacbon phổ biến
[Only registered and activated users can see links]
Nhóm thép cacbon
Gồm C10, C15, C20, C20, C25, CT38.
Dùng để chế tạo các chi tiết nhỏ (hoặc mỏng), có hình dạng đơn giản, không yêu cầu độ bền cao.
Nhiệt độ thấm ≤ 900 độ c để tránh hạt quá lớn.
Cơ tính của nhóm thép này sau khi thấm cacbon, tôi và ram thấp:
Độ cứng bề mặt ≥ 60 HRC
Độ dẻo: 15-20%
Độ bền kéo:500-600 Mpa
Độ bền chảy:300-400 Mpa
Nhóm thép crom
Gồm các mác 15Cr, 20Cr, 15CrV.
Chế tạo các chi tiết có đường kính từ 20-30 mm (nếu nhỏ hơn 20 mm thì có thể dùng nhóm thép …), chịu tải trung bình như trục cam, trục giữa xe đạp, trục pêđan.
Cơ tính của nhóm thép này sau khi thấm cacbon, tôi và ram thấp:
Độ cứng bề mặt ≥ 60 HRC
Độ dẻo: 10-12%
Độ bền kéo: 700-800 Mpa
Độ bền chảy: 500-600 Mpa
Nhóm thép crom – niken
Gồm các mác 20CrNi, 12CrNi3A, 12Cr2Ni4A, 18Cr2Ni4WA, 18Cr2Ni4MoA.
Hai mác cuối 18Cr2Ni4WA, 18Cr2Ni4MoA là thép hợp kim trung bình, được dùng cho các chi tiết đặc biệt quan trọng (bánh răng, trục động cơ máy bay, tàu biển).
Nếu tôi và ram thấp thì dùng để làm các chi tiết chịu tải trọng cao. Đem tôi và ram cao để làm các chi tiết chịu va đập.
Cơ tính sau khi thấm cacbon, tôi và ram thấp:
Độ cứng bề mặt ≥ 60 HRC
Độ dẻo: d = 10-12%
Độ bền kéo: σb = 1000-1200 Mpa
Độ bền chảy: σ0.2 = 700-950 Mpa
Nhóm thép crom – mangan – titan
Gồm 18CrMnTi,25CrMnTi, 30CrMnTi, 25CrMnMo. Nhóm thép này ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm trên của nhóm thép Cr-Ni.
Mn có tác dụng như Ni nhưng rẻ hơn. Ti làm nhỏ hạt → có thể nâng nhiệt độ thấm tôi lên đến 950C.
Dùng để làm các chi tiết quan trọng của ôtô, máy kéo (các bánh răng hộp số, bánh răng cầu sau và các trục quan trọng…). Khi cần độ dai va đập cao hơn người ta mới dùng nhóm thép crom-niken.
Cơ tính của nhóm thép này sau khi thấm cacbon, tôi và ram thấp:
Độ cứng bề mặt ≥ 60 HRC
Độ dẻo: 9-11%
Độ bền kéo: 1150-1500Mpa
Độ bền chảy: 900-1300 Mpa