PDA

View Full Version : Bu-lông cường độ cao là gì?


haihoang_boy
28-04-2017, 09:48 PM
Từ những chiếc xe đạp đến những chiếc ô tô to lớn, từ những chiếc máy kỹ thuật phức tạp đến những công trình cao ốc chọc trời đều có sự đóng góp của những chiếc Bu-lông. Ứng dụng của Bu-lông trong cuộc sống là rất đa dạng Bu-lông cường độ cao là một loại Bu-lông phổ biến trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu về chúng trong bài viết Bu-lông cường độ cao là gì?

1.Đặc điểm Bu-lông cường độ cao:

[Only registered and activated users can see links]

Bu lông cường độ cao được chế tạo từ hỗn hợp thép và các bon. Độ bền của bu lông cường độ cao phụ thuộc vào lượng cacbon trong thép. Lượng cacbon trong thép càng cao thì Bu-lông có độ bền càng lớn. Trên thị trường các loại bu lông cường độ cao gồm: 8.8, 10.9, 12.9…

[Only registered and activated users can see links]

Bu lông cường độ cao có độ cấp bền phổ biến là 8.8, 10.9, có màu đen hoặc xi. Bu-lông cường độ cao thường sử dụng nó trong ngành xây dựng, lắp đặt nhà kèo là chủ yếu.

2.Các loại Bu-lông cường độ cao:

Nhìn chung sản phẩm bu lông cường độ cao trong kết cấu thép được chia thành 3 loại:

- Liên kết chịu cắt lực vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép. Liên kết này đơn giản, dễ thi công, chịu lực khỏe nhưng có nhược điểm là bị trượt do lỗ to hơn thân bu lông. Với những kết cấu nhà không chịu ảnh hưởng của sự trượt này thì thường hay sử dụng loại liên kết này. Bu lông không cần siết quá chặt, mà chỉ cần xiết chặt sao cho không có khe hở giữa các bản thép.

[Only registered and activated users can see links]

- Liên kết không trượt cũng chịu lực vuông góc thân bu lông, nhưng bu lông được xiết chặt ở mức tối đa để gây ma sát giữa các bản thép, không cho trượt. Liên kết này dùng cho những kết cấu không cho trượt như: cầu, dầm cầu trục, kết cấu chịu lực động… Bu lông trong kết cấu này phải được xiết đến một lực căng lớn được tính toán kĩ lưỡng từ các kiến trúc sư từ trước đó. Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng nữa là việc xiết bu lông phải đảm bảo được lực căng khống chế.

- Liên kết chịu kéo trong liên kết mà lực dọc theo chiều bu lông, (ví dụ: liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà. Tiêu chuẩn TCVN không yêu cầu xiết bu lông chịu kéo như thế nào, nhưng tiêu chuẩn các nước (Mỹ, châu Âu, Úc…) đều yêu cầu bu lông phải được siết đến lực lớn hơn lực nó sẽ chịu khi làm việc dưới tải, để cho các mặt bích không bị tách ra.

[Only registered and activated users can see links]

Bu lông cường độ cao dùng trong những hạng mục công trình đòi hỏi sức bền cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình xây dựng để phục vụ cho đời sống sản xuất và phát triển