haihoang_boy
23-02-2016, 07:58 PM
1. Đặc điểm:
Thước cặp là dụng cụ có tính đa dụng ( đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu) phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng, giá thành rẻ…
2. Cấu tạo: Hàm đo trong, hàm đo ngoài, hàm cố định, hàm động, chốt hãm, đo sâu & thân thước, Đơn vị mm/inch
[Only registered and activated users can see links]
3. Phân loại Thước cặp:
Về tính chính xác:
- Thước cặp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1mm.
- Thước cặp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05mm.
- Thước cặp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02mm.
Về đặc điểm:
- Thước cặp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số
- Thước cặp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí
- Thước cặp điện tử: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử
Nguyên lý của thước kẹp
[Only registered and activated users can see links]
4. Cách sử dụng:
a) Cách đo:
[Only registered and activated users can see links]
- Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có chính xác không.
- Phải kiểm tra xem mặt vật đo có sạch không.
- Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.
- Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
- Chú ý: Nếu đo mặt trong của chi tiết thì ta phải cộng thêm 10mm với thước đơn vị mm
b) Cách đọc trị số đo:
- Khi đo xem vạch “0″ của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính
- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau)
+ Đọc giá trị đến 1.0mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên trái của điểm “0” trên thanh trượt. Như hình là 45mm.
+ Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính. Như hình là 25mm.
+ Cách tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị trên cộng vào nhau ( giá trị thứ hai nhân vơi sai số ghi trên thân thước. ví dụ: 0.02mm). Gía trị ở trên hình là: 45 + 25×0.02 = 45.5mm.
5. Cách bảo quản
- Không được dùng thước để đo khi vật đang quay.
- Không đo các mặt thô, bẩn.
- Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.
- Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
- Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.
- Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phoi gang, dung dịch tưới.
- Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ
VD:
[Only registered and activated users can see links]
K= 24 mm= 2.4 cm
L= 7
n= 1/10= 0.1 mm
-> X= K+L×n= 14+7×0.1 =24.7 mm (=2.47 cm)
Thước cặp là dụng cụ có tính đa dụng ( đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu) phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng, giá thành rẻ…
2. Cấu tạo: Hàm đo trong, hàm đo ngoài, hàm cố định, hàm động, chốt hãm, đo sâu & thân thước, Đơn vị mm/inch
[Only registered and activated users can see links]
3. Phân loại Thước cặp:
Về tính chính xác:
- Thước cặp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1mm.
- Thước cặp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05mm.
- Thước cặp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02mm.
Về đặc điểm:
- Thước cặp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số
- Thước cặp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí
- Thước cặp điện tử: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử
Nguyên lý của thước kẹp
[Only registered and activated users can see links]
4. Cách sử dụng:
a) Cách đo:
[Only registered and activated users can see links]
- Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có chính xác không.
- Phải kiểm tra xem mặt vật đo có sạch không.
- Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.
- Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
- Chú ý: Nếu đo mặt trong của chi tiết thì ta phải cộng thêm 10mm với thước đơn vị mm
b) Cách đọc trị số đo:
- Khi đo xem vạch “0″ của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính
- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau)
+ Đọc giá trị đến 1.0mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên trái của điểm “0” trên thanh trượt. Như hình là 45mm.
+ Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính. Như hình là 25mm.
+ Cách tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị trên cộng vào nhau ( giá trị thứ hai nhân vơi sai số ghi trên thân thước. ví dụ: 0.02mm). Gía trị ở trên hình là: 45 + 25×0.02 = 45.5mm.
5. Cách bảo quản
- Không được dùng thước để đo khi vật đang quay.
- Không đo các mặt thô, bẩn.
- Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.
- Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
- Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.
- Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phoi gang, dung dịch tưới.
- Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ
VD:
[Only registered and activated users can see links]
K= 24 mm= 2.4 cm
L= 7
n= 1/10= 0.1 mm
-> X= K+L×n= 14+7×0.1 =24.7 mm (=2.47 cm)